Tại hội nghị quốc tế về "Công nghệ và an toàn nhà máy điện hạt nhân" ngày 17/6, các nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng trao đổi các vấn đề liên quan đến phát triển điện hạt nhân và đảm bảo an toàn cho nhà máy điện hạt nhân, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang có những khởi động cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
Hội nghị có sự góp mặt của nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới đến từ Liên bang Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và hàng trăm nhà khoa học Việt Nam đã và đang làm việc trong lĩnh vực hạt nhân.
Trên cơ sở những tham luận tại hội nghị, các nhà khoa học của Việt Nam và các nước đã có nhiều chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, sử dụng, đào tạo nguồn nhân lực... cho điện hạt nhân.
Tại hội nghị, các nhà khoa học đã một lần nữa khẳng định trong quá trình phát triển điện hạt nhân, vấn đề an toàn và công nghệ luôn đóng một vai trò quan trọng, mang tính quyết định tới sự thành công của chương trình điện hạt nhân. Do vậy, các quốc gia có điện hạt nhân trên thế giới luôn hướng tới việc phát triển chương trình điện hạt nhân của mình một cách an toàn, an ninh và vì mục đích hòa bình.
Ở Việt Nam, để giải quyết nhu cầu điện năng cho phát triển đất nước, điện hạt nhân đã được xem như là một trong các giải pháp khả thi.
Các nghiên cứu cho phát triển điện hạt nhân đã được các cơ quan có liên quan thực hiện liên tục và có hệ thống từ năm 1996 đến nay.
Ngày 25/11/2009, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận với tổng công suất là 4.000MW, gồm hai nhà máy Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, trong đó mỗi nhà máy gồm hai tổ máy (công suất mỗi tổ máy khoảng 1.000MW).
Ngày 4/5/2010, Chính phủ cũng đã có quyết định thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận.
Theo lộ trình thực hiện, Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ được khởi công xây dựng vào năm 2014, đưa tổ máy đầu tiên vào vận hành năm 2020.
Hội nghị do Cục an toàn bức xạ và hạt nhân cùng Viện Phát triển công nghệ, truyền thông và hỗ trợ cộng đồng (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp tổ chức./.
Đồng tác giả, tiến sỹ Phạm Mạnh Thảo, Học viện Kỹ thuật Quân sự và tiến sỹ Doãn Anh Tú, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga (Bộ Quốc phòng) lần đầu tiên nghiên cứu, chế tạo thành công pin hoạt hóa nhiệt ở Việt Nam.
Là công ty công nghiệp chuyên sản xuất chất dẻo sinh học, lãnh đạo của Cereplast luôn tìm kiếm một nguồn nguyên liệu dồi dào. Trước đây, nguyên liệu chủ yếu được họ khai thác là các cây ngô, lúa mỳ và sắn. Tuy nhiên, sự hạn chế về nguồn cung đòi hỏi sự thay thế. Câu trả lời lúc đó là "tảo". Nhưng sẽ tìm đâu lượng cung đủ lớn?.
Anh Tô Quang Vinh, sống tại TP HCM rất ngạc nhiên khi bắt được một con bướm lạ có kích thước rất lớn. Sải cánh con bướm dài tới 24 cm, gấp nhiều lần các loài bướm thông thường.
Bằng công nghệ hoàn nguyên than cốc, Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Việt Nam (MIREX) đã thành công trong việc sản xuất sắt xốp cung cấp cho thị trường Việt Nam.
Thực hiện kế hoạch thông tin đại chúng về điện hạt nhân năm 2010, Ban chuẩn bị đầu tư dự án Điện hạt nhân và Năng lượng tái tạo đã tổ chức cho 30 cán bộ lãnh đạo của tỉnh Ninh Thuận kiến tập, tham quan Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, từ ngày 16-18/6.
Nhiệt điện sản xuất từ trấu là một hướng khai thác mới của nhiều nước có nền nông nghiệp phát triển. Trấu được đánh giá là nguồn nguyên liệu giá thành rẻ, giúp tiết kiệm tài nguyên không thể tái tạo, bảo vệ môi trường. Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển nhiệt điện từ trấu.
Sáng 11-6, Viện khảo cổ (Viện khoa học xã hội Việt Nam) và Bảo tàng tổng hợp tỉnh Lào Cai đã công bố 504 hiện vật hóa thạch động vật cổ thu được trong quá trình khai quật tại hang Mã Tuyển, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
Ngày 10-6, Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh Quảng Bình cho biết, sản phẩm thuyền du lịch composite gắn động cơ điện sử dụng năng lượng mặt trời của Công ty liên doanh Vina Siam (Quảng Bình) vừa nhận giải nhì sáng tạo VIFOTEC.
Không hề trải qua bất kỳ trường lớp đào tạo cơ khí nào, nhưng nhà sáng chế "chân đất" Nguyễn Văn Hứng đã tự mày mò sáng chế thành công chiếc máy phun xịt thuốc bảo vệ thực vật cải tiến có bộ phận lấy nước trực tiếp từ chân ruộng lúa độc đáo.