Các nhà khoa học thuộc Đại học Washington và Đại học Florida của Mỹ vừa công bố nghiên cứu có thể chữa khỏi bệnh mù màu ở người lớn, căn bệnh lâu nay vốn được cho là không thể chữa trị.
Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm trên 2 con khỉ bị mù màu xanh, đỏ. Họ đã tiêm vào võng mạc khỉ một loại virus của con người có chứa gen giúp mắt phân biệt được màu đỏ, sau đó chúng tiếp tục được tiêm dung dịch ADN chứa các thông tin quy định loại gen mới được được tiêm sẽ tham gia quá trình chuyển hóa protein như thế nào.
Kết quả là những chú khỉ này có được đôi mắt nhìn rõ các màu sắc như bình thường.
Bác sĩ Hauswirth, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết ban đầu mắt của những chú khỉ tham gia thí nghiệm không có thay đổi gì về khả năng nhận biết màu sắc, nhưng sau 15 tuần khả năng phân biệt màu đỏ của khỉ đã đạt tới 95%.
Các nhà khoa học cho rằng họ có thể bổ sung các chất nhận biết màu sắc khác vào võng mạc của khỉ để chúng có thể nhìn được nhiều màu sắc hơn. Nếu kỹ thuật điều trị này thành công với khỉ thì gần như chắc chắn cũng sẽ thành công ở người bởi khỉ và người có võng mạc rất giống nhau.
Thành công của nghiên cứu trên đem lại hy vọng lớn cho những người bị bệnh mù màu, mắt của những bệnh nhân này rất nhạy cảm với ánh sáng và thường phải đeo kính râm ngay cả khi ở trong nhà.
Kỹ thuật điều trị mới cũng có thể áp dụng cho những người bị rối loạn về thị giác do mất chức năng của các tế bào hình nón vốn có tác dụng cảm nhận ánh sáng.
Canada hiện có khoảng 422.000 người bị bệnh mù màu, nguyên nhân chủ yếu là rối loạn chức năng gen trong võng mạc, màu sắc họ nhìn thế giới xung quanh đa phần chỉ là màu xám./.
Một nghiên cứu mới do các nhà khoa học Mỹ thực hiện công bố trên tạp chí Y học hô hấp Lancet cho biết việc xem xét bộ gen của trẻ em có thể giúp xác định khi bước vào độ tuổi trưởng thành, chúng có nguy cơ bị mắc bệnh hen suyễn hay không.
Ai cũng biết rằng trái tim là bộ phận hoạt động không ngừng nghỉ trong cơ thể con người, kể từ khi chúng ta chào đời cho tới khi về với cõi vĩnh hằng. Tuy vậy, có một số điều mà nhiều người có thể chưa biết về trái tim:
“Bước đột phá trong điều trị bước 1 ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến hoạt hóa EGFR” là chủ đề hội thảo khoa học do Hoffmann La Roche, và Bệnh viện Bạch Mai tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Mặc dù lycopene trong cà chua và isoflavone trong đậu nành từ lâu đã được biết đến với tác dụng có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến, nhưng một nghiên cứu công bố ngày 8/5 của các nhà khoa học Mỹ cho biết việc sử dụng kết hợp hai loại thực phẩm này trong bữa ăn còn mang lại hiệu quả cao hơn.
Các nhà khoa học thuộc công ty công nghệ sinh học OncoMethylome của Bỉ và các nhà khoa học Đức đã phát triển thành công 2 phương thức xét nghiệm máu mới đơn giản và không tốn kém có thể giúp các bác sĩ phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày và ruột.
Các nhà khoa học Canada đã giải mã được đầy đủ chuỗi gene của virus cúm H1N1. Nó sẽ cho phép các nhà khoa học hiểu được cơ chế lây truyền của virus, thời gian tồn tại trong cơ thể con người, từ đó bào chế được vắcxin.
Hiện nay, bệnh cúm vẫn còn là một thử thách của loài người. Các bệnh dịch theo mùa hằng năm lấy đi sinh mạng của vài trăm ngàn người trên thế giới. Khi có những trận đại dịch cúm bùng phát, bệnh cúm trở nên rất dễ lây lan từ người qua người, do đó việc nghiên cứu thuốc và vaccine chống bệnh trở nên bức thiết. Các nhà nghiên cứu ở phòng thí nghiệm Sinh Học Phân tử Châu Âu (EMBL) và Đại học Joseph Fourier (UJF), Pháp đã xác định được điểm mấu chốt trong việc nghiên cứu thuốc chống bệnh cúm.
Lần đầu tiên trên thế giới, robot đã giúp các bác sĩ phẫu thuật ở Canada bóc tách khối u ra khỏi não của một bệnh nhân. Robot này có tên gọi là NeuroArm.
Các nhà khoa học đang thực hiện nghiên cứu đột phá ở Vương Quốc Anh đã chỉ ra rằng, những con nòng nọc có thể là chìa khoá để phát triển các thuốc dùng điều trị ung thư da.
Mới đây, các nhà khoa học Anh đã chế tạo thành công một loại chip sinh dục (sex chip) có khả năng kích thích các trung tâm kiểm soát khoái cảm trong não.