Việc chế tạo thành công máu nhân tạo sẽ giúp giảm căng thẳng về nguồn cung cấp máu. (Nguồn: Internet)
Các nhà khoa học Mỹ vừa chế tạo thành công “máu nhân tạo” bằng cách lợi dụng công nghệ công trình gen. “Máu nhân tạo” này thuộc nhóm máu O âm tính.
Trước tiên, các nhà khoa học lấy tế bào tạo máu từ dây rốn, sau đó lợi dụng robot để mô phỏng cơ chế tạo máu của xương tủy và tạo ra được lượng lớn hồng huyết cầu, qua đó tạo ra được “máu nhân tạo.”
Dự án này có tên gọi “Blood pharming,” do Cục kế hoạch nghiên cứu cao cấp, Bộ quốc phòng Mỹ tiến hành từ năm 2008. Mục đích của dự án này là nhằm chế tạo máu cứu chữa binh sĩ thương vong trên chiến trường.
Công ty chế tạo máu nhân tạo Arteriocyte cho biết, công nghệ chế tạo máu này “về mặt chức năng không có sự khác biệt so với tế bào hồng huyết trong sự tuần hoàn lành mạnh của cơ thể người.”
Nếu “máu nhân tạo” được sản xuất với số lượng lớn sẽ giúp cải thiện triệt để tình trạng điều trị của các bệnh viện dã chiến.
“Máu nhân tạo” này nhanh nhất là vào năm 2013 sẽ được tiến hành thí nghiệm trên người, tuy nhiên công ty Arteriocyte cho biết nếu Bộ quốc phòng Mỹ cho phép, trong vòng 5 năm tới quân đội Mỹ có hy vọng sẽ được sử dụng loại “máu nhân tạo” này.
Ngoài sử dụng để cứu chữa binh sĩ trên chiến trường, “máu nhân tạo” cũng sẽ được sử dụng tại các bệnh viện dân sự. Hiện tại nhóm máu O âm tính thuộc loại nhóm máu quý hiếm, bởi vì nó có thể được sử dụng để điều trị cho những người bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến máu./.
Một nghiên cứu mới do các nhà khoa học Mỹ thực hiện công bố trên tạp chí Y học hô hấp Lancet cho biết việc xem xét bộ gen của trẻ em có thể giúp xác định khi bước vào độ tuổi trưởng thành, chúng có nguy cơ bị mắc bệnh hen suyễn hay không.
Ai cũng biết rằng trái tim là bộ phận hoạt động không ngừng nghỉ trong cơ thể con người, kể từ khi chúng ta chào đời cho tới khi về với cõi vĩnh hằng. Tuy vậy, có một số điều mà nhiều người có thể chưa biết về trái tim:
“Bước đột phá trong điều trị bước 1 ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến hoạt hóa EGFR” là chủ đề hội thảo khoa học do Hoffmann La Roche, và Bệnh viện Bạch Mai tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Mặc dù lycopene trong cà chua và isoflavone trong đậu nành từ lâu đã được biết đến với tác dụng có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến, nhưng một nghiên cứu công bố ngày 8/5 của các nhà khoa học Mỹ cho biết việc sử dụng kết hợp hai loại thực phẩm này trong bữa ăn còn mang lại hiệu quả cao hơn.
Các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm công trình tổ chức giác mạc, Đại học Hải dương Trung Quốc, lần đầu tiên trên thế giới đã thành công trong việc cấy ghép màng trong giác mạc nhân tạo trong môi trường phòng thí nghiệm đối với thỏ, mèo và khỉ.
Theo một kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí "Science," các nhà khoa học Mỹ tại Viện Sức khỏe Quốc gia (NIH) vừa phát hiện ra một chất gel ở âm đạo có khả năng ngăn chặn virus HIV.
Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Pháp phát hiện, việc đưa vào cơ thể quá liều lượng Omega-6 Fatty Acids, trong khi đó lại thiếu hụt Omega-3 Fatty Acids sẽ dễ dẫn đến bệnh béo phì di truyền.
Các nhà khoa học Thụy Điển đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao hơn so với những đứa trẻ được sinh ra bằng phương pháp thụ thai tự nhiên.
Theo một kết quả nghiên cứu được trình bày tại một hội nghị quốc tế về bệnh Alzheimer tổ chức ở Honolulu, Hawaii, một biến thể của loại gen FTO liên quan đến bệnh béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng mất trí.