Theo Bộ Công thương, trước tình hình xuất khẩu (XK) gỗ bị giảm sút do khủng hoảng kinh tế thế giới, Bộ đã đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ nhằm giúp các doanh nghiệp (DN) quảng bá thương hiệu và tìm kiếm cơ hội kinh doanh
Trong tháng 9 tới, Bộ sẽ tổ chức hội chợ triển lãm đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ tại Nga và Hoa Kỳ, là những thị trường tiềm năng của Việt Nam. Từ ngày 6 đến 10-10-2009, Hội chợ quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ 2009, do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) tổ chức sẽ diễn ra tại TP Hồ Chí Minh. Hội chợ sẽ đem lại cho các DN tham gia những dịch vụ cộng thêm, trong đó có hội chợ trực tuyến, với chức năng đưa thông tin, hình ảnh, sản phẩm của DN lên địa chỉ website www.tradeshow.com.vn, giúp khách hàng ở bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng có thể tiếp cận, lựa chọn và giao dịch, mua bán với DN một cách thuận lợi, tiết kiệm nhất.
Sản phẩm gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam hiện đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Do khủng hoảng kinh tế thế giới, 6 tháng đầu năm 2009, XK gỗ đạt 1,3 tỷ USD, giảm 30% so cùng kỳ năm 2008. Tuy nhiên, cũng có những tín hiệu đáng mừng, từ tháng 4-2009, thị trường Hoa Kỳ có dấu hiệu phục hồi, sản phẩm xuất vào thị trường này trong tháng 4 và 5-2009 đã tăng 12% so cùng kỳ. Ngoài cố gắng giữ vững thị trường truyền thống, các DN gỗ bắt đầu tìm kiếm và xâm nhập vào những thị trường mới, như Nga, Trung Đông, trong đó Nga được coi là thị trường nhiều tiềm năng.
Trước tình hình XK gặp khó khăn, một số DN quay về với thị trường nội địa, sản xuất bàn ghế, dụng cụ sinh hoạt cho các cơ quan, trường học và cung cấp cho thị trường nông thôn vùng ven đô, nơi có tốc độ đô thị hóa cao và sử dụng nhiều sản phẩm gỗ.
Việt Nam đang đứng thứ sáu trên thế giới về xuất khẩu đồ gỗ, đứng thứ hai ở châu Á và đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Tuy vậy, ngành này gần như bỏ quên sân nhà. Chỉ đến khi khó khăn mới tính chuyện quay về thì đã bị hàng nhập ngoại chiếm giữ.
Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (Hawa) và Hội Kiến trúc sư TPHCM sẽ đưa ra chương trình hợp tác cụ thể, thúc đẩy việc đưa đồ gỗ trong nước sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Bộ NN-PTNT kỳ vọng phát triển ngành chế biến gỗ là một ngành mũi nhọn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng, với thực lực của ngành này hiện nay thì dự định này như chiếc áo quá rộng.
Tình trạng lợi dụng địa điểm sản xuất, kinh doanh để khai thác, vận chuyển, tiêu thụ gỗ và lâm sản trái phép tại các cơ sở chế biến gỗ ở Quảng Nam xảy ra từ nhiều năm nay. Mặc dù các cơ quan chức năng của tỉnh đã có nhiều biện pháp ngăn chặn, song đến nay vẫn chưa xử lý triệt để.
Xử lý và chế biến gỗ như thế nào để đạt hiệu suất cao nhất, tránh lãng phí và giúp hạ giá thành sản phẩm là vấn đề được chuyên gia nước ngoài trao đổi tại buổi tập huấn do Hiệp hội Chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ TPHCM (Hawa) tổ chức ngày 7-7 tại TPHCM.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Trung Quốc 4 tháng đầu năm 2009 đạt 23,27 triệu USD, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước. Phần lớn gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc là ván nhân tạo với thị phần chiếm tới 70%.
Nguồn gỗ nguyên liệu từ rừng trồng trên địa bàn huyện Khánh Sơn đang bước vào giai đoạn khai thác. Để sử dụng có hiệu quả nguồn gỗ rừng trồng và các loại gỗ tạp khác vào sản xuất mặt hàng mộc gia dụng và hàng thủ công mỹ nghệ, Doanh nghiệp Tư nhân Phương Đài (huyện Khánh Sơn) đã mạnh dạn đầu tư lò sấy gỗ nhằm rút ngắn thời gian chế biến gỗ, kịp thời cung cấp sản phẩm cho thị trường.
Theo số liệu thống kê, trong tháng 4/2009, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng ngủ của ViệtNam đạt 55,6 triệu USD, giảm 1,1% so với tháng 3.
Chỉ trong thời gian ngắn, ngành chế biến gỗ Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc, cả về năng lực, giá trị sản xuất và thị trường xuất khẩu. Nhưng hiện tại, ngành gỗ đang đối diện với không ít khó khăn. Về xuất khẩu, 4 tháng đầu năm 2009, chỉ đạt 774 triệu USD, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm 2008.
Liên minh châu Âu (EU) đã ký với Cộng hòa Congo, ngày 9-5, một hiệp định chống lại chuyện kinh doanh gỗ bất hợp pháp. Theo đó, Congo cam kết đảm bảo từ năm 2011, gỗ xuất sang thị trường EU được đốn hạ hợp pháp.