Cần có các giải pháp cụ thể để xử lý việc một số chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bỏ trốn, để lại các khoản nợ lớn.
Tới thời điểm này, số tiền mà 89 doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc tại TP.HCM và Bình Dương nợ tiền bảo hiểm xã hội của người lao động đã lên tới 45 tỷ đồng. Ngoài những khoản nợ này, nhiều doanh nghiệp trong số đó còn nợ cả tiền lương, tiền trợ cấp thôi việc của người lao động, nợ tiền thuê mặt bằng, dịch vụ bảo vệ, thuê nấu ăn cho công nhân.
Trong khi đó chủ doanh nghiệp thì đã trốn về nước và không hẹn ngày trở lại. Cụ thể, ngoài các khoản nợ lương, bảo hiểm xã hội…, Công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry (quận 8, TP.HCM) còn nợ khách hàng khoảng 6 tỷ đồng, Công ty TNHH Quang Sung Vina (quận Gò Vấp, TP.HCM) nợ tiền thuê mặt bằng hơn 24.000 USD, Công ty TNHH Jungdawa (huyện Thuận An, Bình Dương) nợ ngân hàng và khách hàng khác hơn 6 tỷ đồng, Công ty TNHH JS Vina (huyện Tân Uyên, Bình Dương) nợ hơn 7 tỷ đồng…
Trên thực tế, tình trạng doanh nghiệp nợ tiền lương, bảo hiểm xã hội… của người lao động đã xảy ra từ lâu, nhưng tới nay, các biện pháp thanh tra, xử phạt hành chính… hầu như không có tác dụng ngăn chặn. Liên đoàn Lao động TP.HCM đã tiến hành các thủ tục kiện một số doanh nghiệp ra toà, nhưng việc này cũng chưa đủ sức răn đe đối với những doanh nghiệp cố tình trây ỳ không nộp.
Ông Cù Huy Cận, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM cho rằng, để giải quyết tình trạng trên, cần có sự phối hợp từ phía Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, nhằm yêu cầu các chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn trở lại Việt Nam để thực hiện các nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần có biện pháp cụ thể nhắc nhở và yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật Việt Nam.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh thanh tra lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, hiện cơ quan thanh tra về lao động đã nhận được thông tin về việc chủ doanh nghiệp nợ lương, bảo hiểm xã hội… của người lao động và nhiều khoản nợ khác. Cơ quan này đang lên kế hoạch thanh tra một loạt doanh nghiệp, sau đó sẽ có kết luận cụ thể và các biện pháp xử lý, kể cả việc chuyển hồ sơ sang cơ quan công an đề nghị cơ quan này tiến hành điều tra.
Tuy nhiên, theo ông Tiến, kể cả việc cơ quan thanh tra về lao động có vào cuộc và đưa ra các kết luận, thì vấn đề mấu chốt là chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn, nên không có người đứng ra để nộp phạt hoặc thực thi các kết luận trên. “Việc xử lý vào thời điểm này là hơi muộn và cần có sự phối hợp liên ngành”, ông Tiến cho biết.
Trước thực trạng nợ của các doanh nghiệp đối với người lao động và khách hàng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, các ngành chức năng cần có biện pháp can thiệp, yêu cầu các chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn phải quay trở lại và làm các thủ tục cần thiết theo đúng quy định của pháp luật, kể cả thực hiện các thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Tập đoàn Besra tuyên bố đóng cửa 2 nhà máy sản xuất quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay sau khi bị Cục Thuế Quảng Nam phong tỏa tài khoản ngân hàng do vướng mắc trong nộp thuế.
Trong báo cáo gửi lên người đứng đầu Chính phủ, Vinalines tiếp tục bảo lưu quan điểm phán quyết của trọng tài là "không đúng pháp luật, vi phạm nghiêm trọng thủ tục trọng tài, trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam".
Bộ Công thương đã đề xuất một số giải pháp đưa kim ngạch xuất khẩu năm 2009 tăng 13% (khoảng 72 tỷ USD) theo chỉ tiêu của Quốc hội đã đề ra. Theo đó, doanh nghiệp (DN) xuất khẩu được coi là trọng tâm trong các chính sách điều hành.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư Dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
Nếu như trước đây, Vinacafé chỉ nổi tiếng về chất lượng thì trong mấy năm gần đây thương hiệu này bắt đầu được người ta bàn tán nhiều về các chiến dịch marketing quy mô lớn và dài hơi tạo nhiều ấn tượng.
Trong danh sách 104 doanh nghiệp được trao giải Doanh nghiệp phát triển bền vững lần thứ nhất vào sáng 3-1, có các thương hiệu lớn như Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng công ty (TCTY) Xăng dầu, TCTY Giấy, TCTY thương mại Hà Nội, Công ty liên doanh nhà máy bia Việt Nam, TCTY cổ phần Bảo Minh... Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gửi thư chúc mừng các doanh nghiệp đạt giải thưởng.
Năm 2008, doanh thu toàn Tập đoàn Dầu khí đạt trên 280.000 tỷ đồng, bằng 149,6% kế hoạch năm 2008, tăng 31,2% so với năm 2007, chiếm trên 20% GDP cả nước.
Buỗi lễ công bố Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2008 và diễn đàn VNR500 "Doanh nghiệp lớn và triển vọng kinh tế Việt Nam 2009" sẽ diễn ra vào ngày thứ Sáu ngày 2/01/2009 . Sự kiện quan trọng này do Báo VietNamNet cùng Công ty VietNam Report phối hợp tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) .
Không có cái gì là không thể - vốn là một khẩu hiệu quảng cáo tiếp thị rất nổi tiếng của tập đoàn Toyota, hàm ý tập đoàn này có khả năng làm tất cả, biến cái không thể thành có thể. Bây giờ, rất có thể lại phải hiểu nó theo cách khác, đại loại là “chuyện gì cũng có thể xảy ra” đối với Toyota và sẽ là một ứng nghiệm không lường trước của tập đoàn này khi đưa ra khẩu hiệu quảng cáo đó.