Chiều 10-12, trong hội nghị bàn về giải pháp cấp bách thu hút khách du lịch tới Việt Nam, diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh ưu tiên số 1 là kích cầu trong nước.
Bộ trưởng đã nêu ra 7 giải pháp cấp bách nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính đối với tăng trưởng du lịch của Việt Nam trong giai đoạn 2009-2010 và chuẩn bị cho kế hoạch trung hạn.
Kích cầu thị trường và tăng nhu cầu trong nước vẫn là ưu tiên số 1 trong số các giải pháp cấp bách hiện nay. Các giải pháp khác bao gồm: quảng bá cho sản phẩm du lịch quốc gia, chính sách thuế cho các doanh nghiệp du lịch, thúc đẩy du lịch đa phương, xúc tiến có trọng điểm, tăng cường quảng bá trên mạng Internet, đầu tư chiều sâu cho nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng du lịch...
Theo báo cáo của Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch), lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tính đến hết tháng 11-2008 mới chỉ đạt gần 3,9 triệu khách, trong khi mục tiêu đặt ra là 4,8 - 5 triệu khách du lịch quốc tế. Một số thị trường hàng đầu và truyền thống của du lịch Việt Nam đã suy giảm rõ rệt như Nhật Bản giảm 5,9%, Hàn Quốc giảm 3,5%, Đài Loan giảm 3,1%. Những thị trường khác như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Nga, Úc... có tăng trưởng nhưng khá thấp.
Hiện nay, giá phòng khách sạn của Việt Nam đã giảm khoảng 15 - 25% so với mức giá hồi đầu năm 2008 là một thuận lợi để tạo ra các gói sản phẩm du lịch hấp dẫn khách. Tổng công ty Hàng không Việt Nam cũng đã cam kết xem xét giảm giá cước vận chuyển khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Cắt giảm đáng kể các mức phí sân bay cho du khách và đảm bảo an ninh sẽ nằm trong một loạt đối sách mà nhóm công tác đặc biệt vừa đề xuất với chính phủ Campuchia nhằm "giải cứu" ngành dịch vụ du lịch đang bị tổn thất nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan.
Lực lượng an ninh Campuchia tại cửa khẩu quốc tế Ba-vét - Mộc Bài trên biên giới Campuchia và Việt Nam cho biết, ngay trong ngày Hiệp định miễn thị thực giữa Việt Nam và Campuchia có hiệu lực (ngày 4-12), số lượng công dân hai nước qua cửa khẩu này đã tăng rõ rệt.
Để khai thác tốt tiềm năng du lịch sẵn có, việc học hỏi những “láng giềng gần” có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam và có nền kinh tế du lịch phát triển như Thái Lan, Malaysia… là cách làm thông minh và tiết kiệm.
Thế giới đang rơi vào giai đoạn kinh tế suy thoái và ngành du lịch cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, dự báo tình hình khó khăn sẽ kéo dài đến hết năm 2009. Để đối phó với tình hình này, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Đà Nẵng đã cùng với Hiệp hội Du lịch, các khách sạn, DN lữ hành lớn bàn biện pháp hợp tác vượt qua khủng hoảng.
Các chuyên gia nhận định những cuộc biểu tình kéo dài tại các sân bay ở thủ đô Băng Cốc sẽ phá hủy các hoạt động kinh doanh, du lịch và kinh tế Thái Lan, đồng thời gây ra sự bất ổn tiềm ẩn trong khu vực.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, 11 tháng đầu năm, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 3,8 triệu lượt, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, tháng 11 là tháng có lượng khách giảm sút nhất, chỉ có 279.000 lượt, giảm 5,7% so với tháng 10 và giảm tới 22,1% so với cùng kỳ năm 2007. Từ nay đến cuối năm, lượng khách quốc tế đến Khánh Hòa vẫn ổn định do khách đã đặt mua tour từ trước. Ước tính năm nay, Khánh Hòa đón khoảng 325.000 lượt khách quốc tế, tăng 15,25% so với năm 2007. Tuy nhiên, theo giới kinh doanh du lịch, tình hình kinh doanh mùa du lịch năm sau có nhiều điều đáng lo.