Trong báo cáo công bố mới đây của chi nhánh nghiên cứu Moody's Economy.com thuộc Moody's Corporation, nhà kinh tế cao cấp Tu Packard cho biết các chỉ dấu hàng đầu cho thấy cuộc suy thoái toàn cầu sắp kết thúc và kinh tế thế giới đang trên đường hướng tới một sự hồi phục.
Ông Packard đã nhận thấy sự cải thiện đáng kể của kinh tế thế giới trong tháng 7 so với hồi tháng 1. Nguồn vốn dồi dào mà các ngân hàng trung ương cung cấp đã góp phần bình ổn các thị trường tài chính và cải thiện các điều kiện tín dụng cũng như luồng tiền mặt lưu thông trong hệ thống ngân hàng.
Tại châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ đã lấy lại đà tăng trưởng kinh tế và là những nền kinh tế đầu tiên trên thế giới hồi phục sau những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy giảm kinh tế.
Trong khi đó, Hàn Quốc (dự kiến sẽ sớm hồi phục) và các nền kinh tế công nghiệp hóa khác của châu Á được hưởng lợi từ sự phục hồi mạnh mẽ của ngành công nghiệp điện tử.
Tuy vậy, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và lớn nhất châu Á là Nhật Bản đang ở giai đoạn suy giảm vẫn gặp khó khăn với tỷ lệ thất nghiệp cao và tình trạng đầu tư quá mức vào lĩnh vực chế tạo.
Trong khi đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) dự kiến giảm hơn 4% năm 2009 song mức giảm được điều chỉnh theo mùa sẽ chậm lại trong nửa cuối năm nay.
Ông Packard nhận định, "đầu tàu" Trung Quốc sẽ góp phần vực dậy kinh tế thế giới trong một thời gian, song sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu chỉ thực sự diễn ra khi kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng trở lại trong thời gian sớm nhất.
Theo ông, kinh tế thế giới đang phải đối mặt với các nguy cơ suy giảm lớn liên quan tới khu vực tài chính hiện còn yếu kém, nhất là các khoản nợ xấu đã lan sang Đông Âu, trong khi dịch cúm A/H1N1 cũng là nhân tố gây bất ổn./.
Khác với Việt Nam, Trung Quốc, Nga và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũ, chuyển đổi hoàn toàn tự lực, và không có đối chứng so sánh, khó định lượng được mức độ gian nan và trường kỳ của quá trình chuyển đổi, nền kinh tế Đông Đức được Tây Đức đổ bao nhân, tài, vật lực, công cụ luật pháp hỗ trợ, nhưng tới nay vẫn còn cần tiếp 50 năm nữa mới đuổi kịp đối chứng Tây Đức, vốn cả hai cùng xuất phát điểm năm 1945 hoàn toàn tương đương nhau về mọi mặt.
Theo một công trình nghiên cứu thì năm 2011 những lái xe người Đức bình quân bị mất 36 giờ đồng hồ vì ùn tắc giao thông, giảm ba giờ so với năm trước. Nếu người ta tin vào những nghiên cứu này thì đây là một dấu hiệu xấu đối với nền kinh tế.
Ngoài việc làm cho túi tiền của dân càng ngày càng phồng to, bộ máy lãnh đạo phải tạo thương hiệu, hay "niềm tin" của khách hàng vào chất lượng dịch vụ của mình. Ít nhất là họ phải tin rằng người bán sẽ giao đúng món hàng, đúng giờ và đúng giá... như lời hứa.
Vấn đề của một nước thu nhập trung bình thấp như Việt Nam là đẩy mạnh phát triển các thị trường yếu tố sản xuất (vốn, đất đai và lao động) và bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất.
Tờ "Newsweek" đặt câu hỏi: “Có đúng là cuộc suy thoái kinh tế hiện nay mang gương mặt đàn ông?”. Và câu trả lời là đúng. Bắt đầu từ năm 2009, báo chí đã sử dụng thuật ngữ “mancession” (suy thoái nam giới) để chỉ hiện tượng này.
Giáo sư kinh tế trường Đại học Prince (Mỹ), Paul Krugman, cho rằng, kinh tế thế giới cần ít nhất hai năm nữa để hồi phục hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Theo ông, ngay cả khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có tăng trưởng, thì tỷ lệ việc làm cũng vẫn ở mức thấp.
Theo AFP, trong bài phát biểu tại một diễn đàn kinh doanh quốc tế tại Kuala Lumpur mới đây, nhà kinh tế đoạt giải Nôben năm 2008 Paul Krugman, Giáo sư kinh tế của trường Đại học Princeton (Mỹ), cho rằng thế giới đã tránh được cuộc Đại suy thoái lần thứ hai.
Để nâng cao lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, nhiều quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp tri thức, trong đó ưu tiên xây dựng các công viên khoa học tiện nghi và rộng lớn. Từ châu Á, châu Âu đến Mỹ La-tinh, các “thánh địa công nghệ cao” đang mọc lên khắp nơi với qui mô lớn như thể không bị ảnh hưởng bởi cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu.
Dự án tái đô thị hóa quận Poblenou ở thành phố Barcelona (gọi tắt là 22@Barcelona) tuy chưa hoàn thành nhưng đã thu hút được hơn 1.440 công ty thuộc các lĩnh vực "công nghiệp tri thức", chẳng hạn như công nghệ thông tin và thiết kế.
Singapore đang đầu tư khoảng 10 tỉ USD xây dựng siêu công trình kiến trúc One North, mái nhà chung của những công viên khoa học với nhiều “phòng thí nghiệm sống” phục vụ các lĩnh vực: công nghệ sinh học, truyền thông tương tác, vật liệu mới và dịch vụ y tế.
Trong nỗ lực chuyển đổi ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa sang “sản xuất tri thức”, Mexico đang nâng cấp trung tâm công nghiệp nặng Monterrey thành “thành phố tri thức quốc tế” với nhiều khu nghiên cứu và phát triển (R&D) hiện đại.
Nằm cách trung tâm Thủ đô Seoul khoảng 7 km về hướng Tây Bắc, Thành phố truyền thông số (Digital Media City - DMC) được Hàn Quốc kỳ vọng sẽ trở thành khu phức hợp đẳng cấp thế giới đầu tiên về công nghệ số kỹ thuật cao.