Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp không sợ trả lương cao, chỉ 'ngán' đóng BHXH

Có một thực tế, các doanh nghiệp sẵn sàng trả lương cao để giữ chân lao động nhưng rất ngại đóng BHXH
Hiện nay, đa số các DN trả lương cao hơn mức lương tối thiểu dự kiến năm 2011 nhưng có một điều lạ là các doanh nghiệp đều ngại đóng BHXH.

Theo tính toán từ số liệu điều tra 1.700 DN do Bộ LĐ-TB-XH thực hiện, trong 6 tháng đầu năm 2010 có khoảng trên 90% số DN trả lương cho người lao động bằng hoặc cao hơn so với mức lương tối thiểu dự kiến năm 2011 nói trên. Với mức lương tối thiểu dự kiến này, chi phí đầu vào của DN tăng không lớn, chỉ khoảng 0,4 - 0,5%. Riêng các DN thâm dụng lao động như dệt may, da giầy tăng thêm khoảng 1,2%.

Phát biểu tại hội nghị lấy ý kiến về điều chỉnh lương tối thiểu vùng nói trên, đại diện nhiều cơ quan bộ, ngành cũng cho rằng, điều chỉnh tăng lương tối thiểu không có ý nghĩa gì lắm, cũng không ảnh hưởng nhiều đến DN, bởi thực chất hiện nay các DN đã trả lương cao hơn mức tối thiểu.

Theo ý kiến của đại diện Hiệp hội Dệt may, áp dụng mức lương tối thiểu vùng không ảnh hưởng lắm đến DN và cũng không có tác dụng nhiều cho người lao động.

Vị này lấy ví dụ, tại Hải Phòng, nếu áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2011 theo dự kiến thì lao động trong nước sẽ được hưởng 1,150 triệu đồng, DN FDI là 1,350 triệu của vùng 2. Điều này không có ý nghĩa là mấy khi mà hiện nay các DN dệt may trên địa bàn này đã trả 2,8 triệu đồng /tháng nhưng vẫn không giữ nổi lao động.

Theo vị đại diện Hiệp hội Dệt may thì cái người lao động được hưởng thiết thực và lâu dài chính là BHXH thì rất thấp và DN tìm mọi cách để “né”. Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Bình cũng cho biết, hiện nay tại Ninh Bình không có DN nào mức lương bình quân dưới 1,3 triệu đồng, kể cả những DN khó khăn. “Thực tế cho thấy, DN không ngại trả lương cao mà chỉ sợ đóng BHXH. Không DN nào muốn tăng lương tối thiểu mặc dù mức thu nhập họ trả cho công nhân cao hơn mức tối thiểu rất nhiều” - vị này phát biểu.

Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Lao động – Tiền lương, Bộ LĐ-TB-XH, bà Tống Thị Minh cho rằng, thực ra đóng BHXH hay thuế thu nhập đúng ra phải được dựa trên thu nhập của người lao động. Thế nhưng, hiện không thể kiểm soát được thu nhập thực tế của người lao động, làm căn cứ để DN đóng BHXH, nên BHXH chỉ có thể dựa vào lương tối thiểu.

Những “mắc mớ” của Luật BHYT, “nỗi sợ” của DN chính là điều cần các cơ quan chức năng tham khảo và tìm ra các giải pháp xóa bỏ.

(Theo Hạnh My // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật
  • Khiếu nại, tố cáo tăng do phát triển kinh tế quá nóng?
  • Quản lý chặt sinh vật ngoại lai
  • Hầm Hải Vân tái hiện đèo 'tử thần'
  • Chạy đua với thời gian để đặt in hoá đơn
  • Ưu đãi thuế GTGT cho dịch vụ xuất khẩu: vướng nhiều đường
  • Chặn "rác thải ngoại": Hàng rào còn nhiều kẽ hở
  • Bảo vệ người tiêu dùng: Đừng để pháp luật "trên giấy"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%