Hỏi: Con tôi là công nhân viên quốc phòng chưa chính thức là quân nhân. Tại sao khi phạm tội thì Tòa án quân sự lại có thẩm quyền xét xử, mà không chuyển Tòa án dân sự xét xử?
TRƯƠNG THỊ HỒNG LĨNH
(quận Bình Thủy, TP Cần Thơ)
Thắc mắc của bạn đọc Trương Thị Hồng Lĩnh được Luật sư Nguyễn Thị Hoàng, Đoàn Luật sư TP Cần Thơ giải đáp như sau:
Theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Tổ chức Tòa án quân sự số 04/2002/PL-UBTVQH11 ngày 4 tháng 11 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Pháp lệnh Tổ chức Tòa án quân sự) thì Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý và những người tuy không thuộc các đối tượng trên nhưng hành vi phạm tội của họ có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội.
Đối với những người không còn phục vụ trong quân đội mà phát hiện tội phạm của họ được thực hiện trong thời gian phục vụ trong quân đội hoặc những người đang phục vụ trong quân đội mà phát hiện tội phạm của họ được thực hiện trước khi vào quân đội, thì Tòa án quân sự xét xử những tội phạm có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội; những tội phạm khác do Tòa án nhân dân xét xử (Điều 4 Pháp lệnh Tổ chức Tòa án quân sự).
Trong trường hợp bị cáo phạm nhiều tội, có tội thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp khu vực, có tội thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp quân khu, thì Tòa án cấp quân khu xét xử toàn bộ vụ án (áp dụng Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự).
(Theo PHƯƠNG DUNG // Cần Thơ Online)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com