Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Căn cứ tính thuế tài nguyên

Để sản xuất ra 1.000 viên gạch mộc (chưa nung) thì phải sử dụng 1 m3 đất sét
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến xây dựng Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế tài nguyên.

Theo đó, các hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu thô, condensat và khí thiên nhiên, khí đồng hành, khí than tại VN theo quy định của pháp luật về dầu khí thuộc diện chịu thuế tài nguyên do các tổ chức, cá nhân thực hiện đều thuộc phạm vi áp dụng của thông tư này. Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ, giá tính thuế đơn vị tài nguyên và thuế suất thuế tài nguyên.

Số thuế tài nguyên phải nộp được tính như sau: Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ x Giá tính thuế đơn vị tài nguyên x Thuế suất thuế tài nguyên.               

Trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định như sau: Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ x Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác. Sản lượng tài nguyên thực tế khai thác theo quy định tại Điều 5 Luật Thuế tài nguyên được xác định như sau:

Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng và có thể bán ra thị trường thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.

Đối với tài nguyên khai thác chưa xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau nên phải qua sàng tuyển, phân loại mới bán ra thị trường thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của từng chất thu được sau khi sàng tuyển, phân loại.

Đối với tài nguyên khai thác không bán mà đưa vào sản xuất sản phẩm khác nếu không trực tiếp xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ tính thuế và định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm. Ví dụ 1: Để sản xuất ra 1.000 viên gạch mộc (chưa nung) thì phải sử dụng 1 m3 đất sét. Trong tháng, cơ sở khai thác đất sét sản xuất được 100.000 viên gạch thì sản lượng đất sét khai thác chịu thuế tài nguyên là 100.000 viên chia (:) 1.000 viên = 100 m3.

Đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên dùng cho mục đích công nghiệp, làm nguyên liệu chính hoặc vật liệu phụ tạo thành yếu vật chất trong sản xuất sản phẩm... thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định bằng mét khối hoặc lít  theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng VN. Người nộp thuế tài nguyên phải lắp đặt thiết bị đo đếm sản lượng nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên khai thác để làm căn cứ tính thuế. Thiết bị lắp đặt phải có giấy kiểm định của cơ quan quản lý và thông báo một lần với cơ quan thuế kèm theo hồ sơ khai thuế tài nguyên trong kỳ khai thuế gần nhất kể từ ngày lắp đặt xong thiết bị.

Đối với tài nguyên được khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động, không thường xuyên, sản lượng tài nguyên khai thác dự kiến trong một năm có giá trị dưới 200.000.000 đồng thì thực hiện khoán sản lượng tài nguyên khai thác theo mùa vụ hoặc định kỳ để tính thuế. Cơ quan thuế phối hợp với cơ quan có liên quan ở địa phương xác định sản lượng tài nguyên khai thác được khoán để tính thuế. Việc khoán thuế phải căn cứ vào tình hình khai thác thực tế, quy trình công nghệ sử dụng khai thác, sản xuất sản phẩm theo hồ sơ thiết kế, định mức tiêu chuẩn kỹ thuật ngành hoặc sản lượng khai thác sử dụng của tổ chức, cá nhân khác tương đương.

Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ đăng ký thuế tài nguyên, hồ sơ thiết kế kỹ thuật công nghệ khai thác tài nguyên, hồ sơ khai thuế tài nguyên, mức độ  hạn chế về điều kiện khai thuế tài nguyên để phân tích, phối hợp với các cơ quan quản lý ngành liên quan xác định sản lượng và giá trị tài nguyên khai thác trong năm để xác định thuộc diện khoán sản lượng tài nguyên chịu thuế và mức khoán thuế tài nguyên.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cho thuê lại lao động – ai lợi hơn ai?
  • Đề xuất miễn thuế xuất khẩu da trăn nuôi
  • Từ 1/7, thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới nộp thuế
  • DN thêm gánh nặng phí
  • Phạt nặng kinh doanh, nhập khẩu hàng lậu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%