Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Từ 15/11, DN sẽ bị phạt 40 triệu đồng nếu bán phá giá

Ảnh minh họa

Mức phạt cao nhất là 40 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi bán hàng hóa phá giá do cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc quy định.

Đó là một trong những quy định do Chính phủ ban hành tại Nghị định 84/2011/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, thay thế Nghị định 169/2004/NĐ-CP...

Mức phạt cao nhất là 40 triệu đồng
 
Cụ thể, mức phạt cao nhất là 40 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi bán hàng hóa thấp hơn giá sàn, mức giá tối thiểu hoặc cao hơn giá tối đa do cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc quy định. Các mức phạt tại Nghị định 84 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/11/2011.

Theo quy định đang áp dụng tại Nghị định 169/2004/NĐ-CP thì hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định chỉ bị phạt từ 5 - 10 triệu đồng. Tuy nhiên, tại Nghị định 84 thì với các hành vi vi phạm trên, mức phạt tiền là 15 triệu đồng. Ngoài tăng chế tài xử phạt, Nghị định cũng bổ sung quy định phạt 30 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về trích lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá.

Nghị định mới cũng có các chế tài khá cụ thể để điều chỉnh hành vi vi phạm về niêm yết giá hàng hóa- hiện đang diễn ra khá phổ biến hiện nay. Theo đó, đối với các hành vi như không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng, quầy hàng, điểm giao dịch mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng sẽ bị phạt tiền đến 2 triệu đồng. Với hành vi bán hàng hóa, thu tiền dịch vụ cao hơn giá niêm yết mức phạt sẽ tăng lên tới 5 triệu đồng.

Hơn nữa, cũng với các hành vi trên, nhưng mức phạt tăng lên từ 5- 10 triệu đồng nếu  rơi vào các trường hợp sau: hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá theo quy định của nhà nước; hàng hóa, dịch vụ  thuộc danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện; hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm quy định phải niêm yết giá.

Vi phạm chính sách trợ giá, trợ cước phạt 30 triệu đồng

Nghị định cũng quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi bịa đặt, loan tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường. Nếu hộ kinh doanh vi phạm, sẽ phạt tiền từ 1 -5 triệu đồng; doanh nghiệp vi phạm bị phạt 5 -10 triệu đồng.

Ngoài ra, nếu cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức liên quan có hành vi bịa đặt, loan tin, đưa thông tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử… gây hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường cũng sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.
Với những vi phạm chính sách trợ giá, trợ cước cũng sẽ bị phạt tiền với mức khá cao là 30 triệu đồng. Cụ thể, đó là những hành vi khai man, khai khống hồ sơ thanh toán để nhận tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước; hành vi sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng được sử dụng tiền trợ giá, tiền trợ cước vận chuyển hàng hóa….

Đối với hành vi mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định sẽ bị phạt 20 triệu đồng. Mức phạt tăng lên 25 triệu đồng (nếu mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với khung giá, giá chuẩn, giá giới hạn do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định) và 30 triệu đồng (nếu mua hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với khung giá, giá chuẩn…do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định)…

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cho thuê lại lao động – ai lợi hơn ai?
  • Đề xuất miễn thuế xuất khẩu da trăn nuôi
  • Từ 1/7, thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới nộp thuế
  • DN thêm gánh nặng phí
  • Phạt nặng kinh doanh, nhập khẩu hàng lậu
  • Quản lý sản phẩm điện, điện tử gặp khó vì Thông tư không rõ ràng
  • Đã có lộ trình triển khai thí điểm cơ chế Hải quan một cửa quốc gia
  • Việt Nam 'siết' tiêu chuẩn khí thải với ôtô, xe máy
  • Thuế nhập khẩu tấm LCD giảm xuống 0%
  • Lệ phí trước bạ ôtô bắt đầu lên mức trần 20%
  • NK loài ngoại lai xâm hại sẽ bị phạt tối đa 500 triệu đồng
  • Sửa Luật Đất đai theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Hồi hộp chờ sửa Nghị định 124
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%