Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các ngân hàng Saudi không gặp nguy hiểm vì nợ Dubai

Người đứng đầu Cơ quan Tiền tệ Ả-rập Saudi hôm qua cho biết, khu vực ngân hàng tại vương quốc này không bị đe dọa bởi cuộc khủng hoảng nợ của Dubai.

“Không có nguy hiểm đối với hệ thống ngân hàng ở vương quốc này do tiền nợ của tập đoàn Dubai World đưa lại”, ông Mohammad al-Jasser nói với kênh tin tức Al-Arabiya, một ngày trước khi TTCK Saudi mở cửa sau kỳ nghỉ lễ dài.

Ông cho biết, các ngân hàng Saudi có dính dáng đến nợ Dubai chỉ chiếm 0,2% số dư của họ.

Ông Jasser cũng hối thúc các nhà đầu tư trên TTCK Saudi – sàn chứng khoán lớn nhất Ả-rập không cần lo ngại về tác động của khủng hoảng nợ Dubai.

Ông nói: “Không có mối nguy hiểm nào để khuyên họ rời bỏ thị trường”.

Các ngân hàng Saudi cũng không tiết lộ hoạt động của họ với các đối tác Dubai. Nhưng theo những đánh giá của ngân hàng Deutsche, các nước vùng Vịnh chiếm 3,3% trong tổng số các tài sản bị rủi ro với 1% ở Dubai.

Các ngân hàng chiếm một phần quan trọng trên TTCK Saudi, tuy nhiên khoảng 20% vốn do công ty Saudi Basic Industries (SABIC) nắm giữ.

Tuy vậy, nhiều ngân hàng vẫn hi vọng TTCK Saudi sẽ không bán tháo cổ phiếu dưới sức ép từ các thị trường vùng Vịnh.

Mới đây, Ngân hàng Trung ương các Tiểu vương quốc Arập cho biết sẽ hỗ trợ những ngân hàng thiệt hại trong khủng hoảng nợ Dubai.

Ngân hàng này cho biết sẽ hỗ trợ các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài chịu thua lỗ từ tập đoàn có nguy cơ vỡ nợ Dubai World.

Ngân hàng Trung ương UAE cho biết sẽ các chủ nợ nước ngoài, kể cả tại UAE của Dubai World tiếp cận với một kênh thanh khoản ở mức lãi suất cao hơn 0,5% so với mức lãi suất liên ngân hàng áp dụng trong khu vực UAE.

(Trang tin VN&QT)

 

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Đồng USD giảm so với đồng Yen do những nhà xuất khẩu bán USD
  • Giá đôla tự do lại rục rịch tăng
  • Cung - cầu ngoại tệ sẽ sớm gặp nhau
  • Tín dụng tháng cuối năm khó tăng mạnh
  • Tỷ giá tăng: Lợi không bằng hại
  • Thị trường tiền tệ thế giới sáng ngày 04/12/2009: Euro đứng ở mức cao
  • Lãi suất huy động: Siết chặt vì cơ chế trần 150%
  • Bản tin Thị trường Tiền tệ Ngân hàng SCB ngày 04/12/09
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!