Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Diễn đàn kinh doanh: Cơ hội để nới tỷ giá

“Chính sách tỷ giá cần linh hoạt hơn để VND không bị định giá quá cao, qua đó giúp chính sách kích cầu không bị rò rỉ ra hàng ngoại nhập”, nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã lập luận như vậy và khuyến nghị nên nới tỷ giá VND vào lúc này.

Thâm hụt cán cân vãng lai - mối quan ngại lớn nhất khi kích cầu

Sau quyết định của Chính phủ thông qua gói 1 tỷ USD để kích cầu đầu tư và tiêu dùng, nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã đưa ra khuyến nghị: Ngoài những chính sách khác để kích cầu có hiệu quả, chính sách tỷ giá cần linh hoạt hơn để VND không bị định giá cao, qua đó để kích cầu không bị rò rỉ ra hàng ngoại nhập và nâng cao hiệu quả kích cầu.

Theo lập luận của nhóm nghiên cứu này, thâm hụt cán cân vãng lai hiện là mối quan ngại lớn nhất khi kích cầu. Do vậy, nếu cố “neo” tỷ giá danh nghĩa sẽ làm VND lên giá nếu tính theo tỷ giá thực. Công cụ hữu hiệu có thể sử dụng để hạn chế thâm hụt thương mại và cán cân vãng lai là tỷ giá linh hoạt và không bị định giá cao.

Thực tế, hàng loạt các nước đối mặt với suy thoái đều chọn giải pháp phá giá đồng tiền nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Ở Việt Nam, dù VND đã có sự điều chỉnh giảm nhẹ, song so với tỷ giá VND/USD tại thời điểm tháng 1/2007, thì vào thời điểm tháng 10/2008, tỷ giá thực của VND so với tỷ giá USD (tỷ giá danh nghĩa điều chỉnh với sự chênh lệch về lạm phát tổng thể giữa Việt Nam và Mỹ) đã tăng xấp xỉ 20%. Nếu so với 1 “giỏ” gồm các đồng tiền mạnh khác thì tỷ giá thực đã tăng lên 25% do đồng USD gần đây đã lên giá so với nhiều đồng tiền chủ chốt như Euro, Bảng Anh, đô la Canada, đô la Úc…

“Điều này làm giảm đáng kể sức cạnh tranh quốc tế của hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa cạnh tranh với nhập khẩu của Việt Nam, làm giảm chính sách kích cầu sẽ trở nên kém hiệu quả do bị rò rỉ ra hàng ngoại nhập (đặc biệt là các sản phẩm giá rẻ do doanh nghiệp Trung Quốc hiện đang cần xả hàng)” - nhóm này nhận định.

Đồng thuận với quan điểm trên, ông Nguyễn Quốc Huy - Giảng viên Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định: Đây là thời cơ để nới tỷ giá, vì sức ép lạm phát không cao như trước, kinh tế lại có nguy cơ giảm phát. Mặt khác, nền kinh tế thế giới nhiều khả năng chỉ có thể phục hồi kể từ nửa sau năm 2009. Giá cả hàng hóa trên thế giới cũng như tại Việt Nam sẽ chưa thể tăng mạnh trong nửa đầu năm 2009.

Xung quanh nghi ngại khi phá giá VND, doanh nghiệp Việt Nam sẽ thua lỗ do nợ nhiều USD song phải trả bằng VND, ông Huy cho rằng, điều này vốn đã tồn tại lâu nay, nhập siêu cũng đã vậy nên khó thay đổi. Việc đưa ra chính sách bao giờ cũng có người hưởng lợi và người bất lợi, nhưng đẩy mạnh xuất khẩu là mục đích lớn hơn nên cần phải thực hiện.

Ông Huy viện dẫn: gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Xuất khẩu hàng nông sản bị giảm sút một phần do tỷ giá của ta. 3 đối thủ về hàng nông sản của Việt Nam, Indonesea, Ấn Độ, Braxin thì trong mấy tháng vừa rồi họ đều phá giá mạnh, trong đó có Braxin đến 50%. Ấn Độ, Thái Lan phá giá đồng tiền đến đến 30%.

Nên linh hoạt tỷ giá

Về vấn đề này, TS. Nguyễn Minh Phong - Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội cũng cho rằng: Trong thời điểm hiện nay nên tăng điều chỉnh linh hoạt tỷ giá, nhưng vẫn phải bảo đảm yêu cầu ổn định tiền tệ…

Ông Phong phân tích: Khi đồng USD mất giá do khủng hoảng kinh tế, thì sự tác động tiêu cực đến VND có thể sẽ đến cả từ hai phía và gắn với một trong hai khả năng. Một mặt, VND sẽ bị lên giá so với USD, nếu Việt Nam chủ trương giữ vững sự ổn định tỷ giá chính thức của VND trong tương quan với USD.

Khi đó, hàng xuất khẩu Việt Nam càng trở nên đắt đỏ và khó có khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường Mỹ. Điều đó, đồng nghĩa với sự sụt giảm tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng thâm hụt thương mại, giảm nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu của Việt Nam với các hệ lụy khác kèm theo…

Ngược lại, VND sẽ tăng nguy cơ mất giá theo đồng USD, nếu Việt Nam chủ trương giữ vững tỷ giá của Việt Nam một cách mềm dẻo theo yêu cầu và tín hiệu thị trường cùng với tốc độ mất giá của USD. Khi đó, áp lực phá giá VND sẽ gia tăng, đồng nghĩa với việc gia tăng sức ép trong nước - điều khá nhạy cảm trong bối cảnh hiện tại của nước ta.

(Theo dautu)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • 2008, lượng kiều hối chuyển về TPHCM khoảng 5 tỷ USD
  • Lãi suất cho vay chỉ còn 6,5%/năm
  • Đồng USD tiếp tục tăng giá trên thế giới
  • Kịch bản cũ trên thị trường ngoại tệ có lặp lại?
  • EUR - 1 thập kỷ thử thách
  • Đồng Euro: Tuổi lên 10 và những thách thức
  • Thanh khoản ngoại tệ đã được cải thiện đáng kể
  • Vùng Vịnh ban hành đồng tiền chung vào 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!