Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất USD tăng trở lại

Do nhu cầu vay USD đang có xu hướng tăng, nhiều ngân hàng thương mại đã bắt đầu tăng lãi suất huy động USD trở lại sau đợt giảm mạnh hồi tháng 6.

Vừa qua, riêng NHTMCP Ngoại thương đã tăng lãi suất (LS) huy động tiền gửi USD từ 0,05-0,2%/năm ở các kỳ hạn dưới 12 tháng. Hiện LS huy động bình quân của các khoản tiền gửi USD có kỳ hạn của cá nhân và các tổ chức dao động từ 1,1%/năm-2,5%/năm. Đối với các giao dịch trên thị trường liên NH bằng USD, LS bình quân cao nhất là 2,8%/năm (đối với kỳ hạn 12 tháng). Các kỳ hạn còn lại dao động từ 0,51% đến 1,36%/năm.

Sau một thời gian khá dài mức tăng dư nợ cho vay ngoại tệ của các NHTM hoặc không tăng/hoặc giảm thì nay nhu cầu vay USD đã có xu hướng tăng trở lại. Hiện LS cho vay ngắn hạn bằng USD của nhóm NHTMNN phổ biến ở mức 3%/năm, trung và dài hạn từ 3,5-5%/năm. LS cho vay ngắn hạn bằng USD của nhóm NHTMCP phổ biến ở mức từ 3-5%/năm, trung và dài hạn từ 4-6%/năm.

Bốn nguyên nhân tăng lãi suất USD

Có một số nguyên nhân dẫn đến việc các NHTM tăng LS kinh doanh USD là:

(i) Do sản xuất có dấu hiệu phục hồi nên nhu cầu vay ngoại tệ nhập khẩu hàng hóa tăng lên; mặt khác, giá nhiều mặt hàng chủ yếu phải nhập khẩu cũng đang có chiều hướng tăng giá như xăng dầu, sắt thép...

(ii) NHNN đã bán ra USD can thiệp thị trường làm giảm xu hướng vay VND cho kinh doanh hàng xuất khẩu để có USD bán hưởng chênh lệch giá cao của nhiều DN trước đây;

(iii) Làm giảm bớt chênh lệch về thu nhập của người gửi tiền nếu so sánh giữa VND và USD. Trong khoảng thời gian gần đây LS tiền gửi VND đã tăng (mức cao nhất phổ biến trên/dưới 9%/năm, cá biệt lên 10,3%/năm), trong khi đó LS tiền gửi USD vẫn đứng yên, thậm chí giảm.

Bên cạnh đó, tỉ giá trên thị trường tự do vẫn loanh quanh mức 18.300 đồng khiến cho người gửi bằng USD cảm thấy bị thiệt nếu so với gửi VND. Vì vậy, để ngăn chặn việc chuyển đổi giữa USD sang VND để gửi tiền (nếu hiện tượng này diễn ra thì các NHTM có nguy cơ thiếu nguồn ngoại tệ), một số NH buộc phải tăng LS USD, nếu không các khoản cho vay VND theo LS USD chưa thu hồi, mà nay lại bị hao hụt nguồn tiền gửi ngoại tệ thì trạng thái ngoại hối của các NHTM càng bị âm.

Tăng LS huy động tiền gửi USD cũng vì một số NH cần có nguồn USD để bù đắp trạng thái ngoại hối âm do việc đã bán ồ ạt USD lấy VND cho vay theo kiểu sản phẩm "cho vay VND tính lãi suất bằng USD";

(iv) Khơi tăng nguồn vốn USD của dân cư. Tình trạng dùng ngoại tệ thanh toán vẫn còn khá phổ biến, nhất là trong giao dịch mua vàng, đá quý hay nhà đất, trong khi đó tâm lý người dân vẫn chưa tin tưởng cao vào việc gửi USD cho NH sẽ lấy ra được dễ dàng trong giai đoạn NHTM thiếu trầm trọng USD bán cho các DN, vì vậy lượng USD tồn trữ dưới dạng tiền mặt là không hề nhỏ, nên nếu LS quá thấp, không kích thích người dân gửi tiền, họ chấp nhận để tiền trong tủ hơn là gửi cho NH.

Giống như diễn biến đua tranh LS tiền gửi VND vừa qua, khởi đầu việc tăng LS huy động USD cũng từ một số NHTMCP. Các NHTM nhà nước do thực hiện sự đồng thuận hạ mức LS huy động tiền gửi USD xuống 1,5%/năm nên nguồn tiền gửi USD đã bắt đầu bị dịch chuyển sang NHTMCP. Để giữ chân khách hàng, một số NHTM Nhà nước cũng buộc phải tăng LS tiền gửi USD.

LS huy động USD sẽ không tăng mạnh

Dù nhiều NHTM đang điều chỉnh tăng LS huy động USD, nhưng mức tăng sẽ không thể cao quá vì còn phụ thuộc vào nhu cầu xin vay của khách hàng (có thể không cao do kinh tế đang mới bắt đầu có dấu hiệu hồi phục).

Ngoài ra, với hạn mức tín dụng của năm 2009 đến nay NHNN vẫn công bố là 25%-27% thì việc tăng dư nợ cho vay ngoại tệ sẽ còn phải phụ thuộc vào chỉ tiêu này. Các NHTM vừa huy động ngoại tệ, vừa nghe ngóng vì rất có thể huy động được mà không thể cho vay tăng tương ứng, do đụng trần mức tăng trưởng tín dụng.

Việc huy động được nhiều USD sẽ thoả mãn nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất ở mức cao nhất cũng góp phần làm giảm bớt mức chênh lệch giữa cung-cầu ngoại tệ kinh doanh hiện nay. Nên để tạo thuận lợi cho hệ thống NHTM tăng thêm nguồn vốn USD thì phải tạo điều kiện cho nguồn vốn huy động đó có thể sử dụng được, điều này đồng nghĩa với việc NHNN nên mở rộng mức tăng trưởng tín dụng từ 3% đến 5% so mức kế hoạch hiện nay.

(Theo ĐTCK)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Đóng bớt van tiền tệ
  • Lãi suất lại nóng
  • Giải tỏa đầu vào USD
  • Lãi suất tiền đồng tiếp tục tăng
  • Thị trường tiền tệ thế giới ngày 25/08/2009: Yên và USD tăng giá
  • Cung cầu ngoại tệ bớt căng thẳng
  • Lập chỉ số đo sức mạnh của VND
  • Thị trường tiền tệ thế giới tuần kết thúc ngày 21/08/2009: các đồng tiền châu Á mất giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!