Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nâng cao tính chuyển đổi VND ngay trong nước

Tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam (VND) đã được cải thiện, nhưng trên thực tế, khả năng chuyển đổi ở nước ngoài còn hạn chế.



Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để tăng tính chuyển đổi của VND

 Như Báo Đầu tư đã đưa tin, từ ngày 4/7/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 98/2007/QĐ- TTg phê duyệt Đề án Nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, khắc phục hiện tượng “đô la hoá” trong nền kinh tế. Đây là một chủ trương lớn của Chính phủ trong việc xử lý hai vấn đề quan trọng liên quan đến tăng trưởng kinh tế bền vững. Đó là nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền và khắc phục hiện tượng “đô la hoá”.

Theo NHNN, việc nâng cao tính chuyển đổi của VND trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế hiện nay có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và quá trình hội nhập quốc tế. Đồng tiền có tính chuyển đổi cao sẽ liên kết kinh tế trong nước với quốc tế, thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, thu hút mạnh nguồn vốn nước ngoài, tạo vị thế cho quốc gia trên thị trường quốc tế. Đồng tiền có tính chuyển đổi cao cũng sẽ làm giảm hiện tượng “đô la hoá”, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá. 

Trên thực tế, trong quá trình hội nhập, Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để tăng tính chuyển đổi của VND và khắc phục hiện tượng “đô la hoá”, hướng đến mục tiêu “trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng tiền Việt Nam”. Theo Đề án nói trên, trong gian đoạn 2007 - 2010, Việt Nam có thể thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của VND ở trong nước, tạo cơ sở để nâng cao tính chuyển đổi quốc tế của VND trong tương lai; khắc phục từng bước hiện tượng “đô la hoá” (như nâng cao hiệu lực pháp lý của các quy định về quản lý ngoại hối; thu hẹp - tiến tới xoá bỏ việc niêm yết, định giá, thanh toán bằng ngoại tệ và kinh doanh ngoại tệ trái phép; xoá bỏ chế độ thanh toán bằng ngoại tệ trong nước; có biện pháp thu hút số ngoại tệ trôi nổi vào hệ thống ngân hàng; xoá bỏ các chính sách gây tâm lý “đô la hoá”...).

Tuy nhiên, tính chuyển đổi của VND vẫn bị đánh giá là thấp và hiện tượng “đô la hoá” còn chưa được khắc phục một cách cơ bản. Nhiều DN vẫn niêm yết giá bằng USD, thanh toán bằng USD theo tỷ giá và đặc biệt, tâm lý găm giữ ngoại tệ vẫn còn. Theo số liệu chưa đầy đủ, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ chỉ chiếm 3,6%, nhưng đồng tiền thanh toán chủ yếu lại dùng USD. Tình trạng một số DN và bộ phận dân cư găm giữ USD từng khiến biến động tỷ giá giữa USD và VND trong nhiều thời điểm khá phức tạp, gây bất lợi cho các DN hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Ông Nguyễn Văn Nam, chuyên gia kinh tế (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại) cho rằng, tăng tính chuyển đổi cho VND có liên quan mật thiết với việc quản lý hiệu quả thị trường ngoại hối, hạn chế tình trạng “đô la hoá”, do đó, có hai vấn đề mấu chốt cần giải quyết.

Một là, cần có những chính sách cụ thể để nâng cao sức mạnh của VND, không chỉ bằng biện pháp hành chính, mà phải bằng những biện pháp kinh tế. Hiện không chỉ ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, mà ngay cả những địa bàn xa trung tâm, việc niêm yết và thanh toán hàng hoá, dịch vụ bằng USD vẫn còn nhiều, như giá khách sạn, nhà nghỉ, hàng hoá cho khách nước ngoài...Hai là, cơ quan chức năng cần đáp ứng được nhu cầu dùng ngoại tệ trong xuất nhập khẩu, du học, chữa bệnh, du lịch... của dân cư theo cung cầu thị trường, chứ không phải bằng cơ chế “làm đơn, phê duyệt”.

Mới đây, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (NHNN) Nguyễn Quang Huy cho biết, NHNN đang tích cực triển khai các biện pháp nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, trước hết là chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ và hạn chế hoạt động của thị trường “chợ đen”. Công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động mua bán ngoại tệ đang được NHNN đặc biệt coi trọng, nhất là các trường hợp cố tình mua, bán USD với tỷ giá ngoài biên độ cho phép hay găm giữ ngoại tệ, đưa tin đồn thất thiệt để mua bán kiếm lời, gây biến động phức tạp tỷ giá. 

NHNN cho biết, trong thời gian tới, sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng ổn định, linh hoạt trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường, bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô, hài hòa lợi ích các chủ thể kinh tế... Đó là những việc làm thiết thực để tiến tới nâng cao tính chuyển đổi cho đồng tiền Việt Nam.

(Theo Bá Kiên // Báo đầu tư )

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Đồng USD lên giá khiến giá đồng tiếp tục giảm
  • Lực đỡ từ tỉ giá
  • Trung Quốc sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ
  • Rủi ro khi đồng USD yếu
  • Lãi suất huy động đôla Mỹ nóng từng ngày
  • Giá vàng trước nguy cơ giảm tiếp
  • Vàng lập kỷ lục mới, giao dịch sôi động
  • Vàng tạm thời cắt cơn giảm giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!