Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhân dân tệ - đối thủ của đồng Yên?

Do tỷ giá đồng Yên so với đồng USD có chiều hướng tăng lên, việc xuất khẩu của các công ty Nhật Bản chịu tác động nặng nề, không chỉ có xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, mà hàng xuất khẩu sang Trung Quốc cũng gặp tình cảnh như vậy, bởi vì tỷ giá đồng NDT so với đồng USD và các tiền tệ khác cũng bị biến động.

Tỷ giá đồng NDT có ý nghĩa lớn đối với xuất khẩu Nhật Bản, bởi vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhẩ. Lượng giao dịch thương mại giữa hai nền kinh tế lớn châu Á này đã vượt qua lượng giao dịch giữa Nhật Bản với Mỹ và Tây Âu.

Chiến lược gia tiền tệ Patrick Bennett của Ngân hàng Societe Generale tại Pháp cho hay, do chính quyền Trung Quốc hạn chế tỷ giá đồng USD/NDT biến động, sự thay đổi tỷ giá đồng USD so với tiền tệ khác cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá giữa đồng NDT và tiền tệ khác.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho phép tỷ giá đồng NDT/USD chỉ dao động 0,5% trên cơ sở tỷ giá trung gian được công bố mỗi ngày. Tỷ giá so với các đơn vị tiền tệ khác lại được cho phép dao động 3%.

Theo ông Bennett, đối với xuất khẩu Nhật Bản sang Trung Quốc, Trung Quốc sẽ nhập khẩu vốn, hàng hóa, công nghệ từ Nhật. Do tính đàn hồi về nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc đối với Nhật Bản, nên giá tăng sẽ trở thành trở ngại cho việc xuất khẩu các loại các hàng hóa. Các nhà xuất khẩu Nhật Bản đang ngày càng chuyển dịch dây chuyền cung ứng của mình sang nước ngoài.

Sáu tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc đạt 4440 tỷ Yên (khoảng 48,84 tỷ USD), vượt qua mức xuất khẩu sang Mỹ và Tây Âu lần lượt là 3860 tỷ Yên và 3340 tỷ Yên.

Chất bán dẫn, kim loại, xe có động cơ, hóa chất, khoa học và thiết bị quang học chiếm một phần rất lớn hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc.

Trong các ngành nghề có mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, các nhà xuất khẩu chính của Nhật có thể chịu tác động tiêu cực do đồng Yên mạnh hơn, và tình hình trên lại thả lỏng những ảnh hưởng xấu.

Clive Wiggins, nhà phân tích ngành công nghiệp xe hơi của Viện nghiên cứu Macquarie tại Tokyo cho biết, đồng NDT/Yên mất giá là bất lợi về chiến lược, nhưng mức độ bất lợi thấp hơn so với một số khu vực, bởi vì có một phần lớn hàng hóa của các nhà máy ô tô Nhật tiêu thụ tại Trung Quốc được sản xuất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, có nhiều linh kiện và chi phí sản xuất khác về cơ bản đều tính bằng đồng Yên.

Theo ông Wiggins, mặc dù nhận được các khoản vay ngoại tệ có thể làm giảm phần nào ảnh hưởng biến động tỷ giá, nhưng đây chỉ là sách lược ngắn hạn, chỉ có thể bảo vệ dòng tiền mặt ngắn hạn. Các nhà máy ô tô Nhật cho dù làm thế nào cũng không thể dùng cách này để thoát khỏi khó khăn.

Theo các nhà phân tích, mặc dù việc đồng Yên/NDT tiếp tục tăng giá có thể là cơ hội cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản, nhưng viễn cảnh lâu dài thì không thể xác định được.

( Vitinfo)

(Internet)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!