Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường tiền tệ châu Á sáng ngày 29/10/2009: đồng yên tăng cao nhất 2 tuần so với đồng euro

 Tại châu Á sáng nay ngày 291/0, đồng Yên giao dịch quanh mức cao nhất 2 tuần qua so với đồng Euro do dấu hiệu hồi phục kinh tế thế giới đang yếu dần, gây giảm nhu cầu mua các tài sản có lợi nhuận cao hơn. 16 đồng tiền đã giảm giá trong 4 ngày liên tiếp so với đồng Yên do chứng khoán châu Á giảm và dự kiến tỷ lệ thất nghiệp của Đức đã tăng lên trong tháng 10.

Đồng đô la Niu Dilân giao dịch gần mức thấp nhất trong 3 tuần qua sau khi ngân hàng trung ương nước này thông báo giữ tỷ lệ lãi suất ổn định và không có dấu hiệu  tăng cho tới nửa cuối năm 2010, gây giảm nhu cầu mua tài sản của nước này.

Vào lúc 11:12 phút sáng nay tại Tokyo, đồng Yên giao dịch ở mức 133,01 yên ăn 1 Euro so với mức 133,43 chiều 28/10 tại Niu Oóc, tức rạng sáng nay giờ Việt Nam. Buổi sáng, đồng Yên đã có lúc lên tới 132,82 yên / Euro, mức cao nhất kể từ 14/10.

 Đôla Mỹ giao dịch ở mức 1,4704 USD/ Euro so với mức 1,4706 USD/ Euro sau khi đạt 1,4683 USD, mức cao nhất kể từ 12/10.

Đồng Yên giao dịch ở mức 90,48 Yên ăn 1 USD so với mức 90,75 tại Niu Oóc.

Đô la Niu Dilân giao dịch ở mức 71,87 Uscent so với mức 72,10 Uscent. USD đạt mức cao 1 USD ăn 1,0821 đô la Canada, mức cao nhất kể từ 5/10.

Liên tiếp trong 2 tuần gần đây, tỷ giá giữa USD và euro biến động khá mạnh theo hướng đồng euro ngày càng lên giá so với đồng USD và đạt mức cao nhất trong vòng 14 tháng qua. Xu hướng này có khả năng còn tiếp diễn.

Theo giới phân tích, có nhiều lý do giải thích cho hiện tượng USD mất giá so với nhiều đồng tiền mạnh trên thế giới, nhất là khi lãi suất ngân hàng ở Mỹ đã xuống đến gần số 0.

Một số ngân hàng dự đoán, nhiều khả năng, tỷ giá giữa đồng USD và euro sẽ ở mức 1,6- 1,8USD/euro.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) mới đây cho biết, dư nợ tín dụng tại khu vực doanh nghiệp của các nước sử dụng đồng euro trong tháng 9/2009 giảm đáng kể. Xu hướng này diễn ra vào thời điểm chính phủ các nước sử dụng đồng euro đang tích cực bơm tiền vào nền kinh tế để tăng dư nợ tín dụng.

Động thái trên cho thấy, chừng nào đồng euro còn tăng giá so với đồng USD thì khu vực các nước sử dụng đồng euro càng thêm lo ngại, bởi nó tác động xấu tới nỗ lực kích thích kinh tế của khối này. Không chỉ doanh nghiệp xuất khẩu chịu nhiều thiệt hại, mà các địa điểm du lịch của châu Âu cũng đang và sẽ ngày càng kém hấp dẫn với du khách Mỹ.

Đáng chú ý là theo ước tính của giới phân tích, với tỷ giá 1,5USD/euro, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khối châu Âu sẽ giảm khoảng 1 điểm.

Trong khi tỉ lệ thất nghiệp của khu vực đồng euro có khuynh hướng gia tăng, chỉ số lòng tin của người tiêu dùng châu Âu còn bấp bênh, giá dầu thô bắt đầu tăng trở lại, nhiều nhà quan sát cho rằng, ECB bắt buộc sẽ phải tăng lãi suất để đề phòng nguy cơ lạm phát.

Như vậy, cùng với thông tin Trung Quốc tuy vẫn coi USD là ngoại tệ dự trữ quan trọng nhất, nhưng có ý định mở rộng vai trò của đồng euro và đồng yen trong khoản dự trữ ngoại tệ gần 2.200 tỷ USD của mình, việc ngày càng có nhiều ý kiến tại châu Á, Trung Đông và nhất là ở châu Mỹ La- tinh muốn xây dựng những đơn vị tiền tệ chung khu vực cũng tác động đáng kể tới giá trị đồng USD.

Giới quan sát cho rằng, đồng USD xuống giá so với euro còn do một số yếu tố khác.

Trước hết là do nhiều người đang bán bớt USD để đầu cơ vào những đơn vị tiền tệ khác, trong đó có euro để giảm rủi ro.

Bên cạnh đó, việc nhiều ngân hàng trung ương chủ trương tái cấu trúc các nguồn dự trữ ngoại tệ cũng tác động lớn tới đồng USD. Tình trạng thâm thủng ngân sách và nhập siêu của Hoa Kỳ cũng bị coi là hai yếu tố chính ảnh hưởng tới sức mạnh của đồng USD.

Mới đây, Mỹ đã công bố khoản thâm hụt ngân sách trên 1.400 tỷ USD trong tài khóa 2008-2009. Đây là mức kỷ lục từ năm 1945 đến nay, tương đương gần 10% GDP của Mỹ. Số liệu thống kê của các cơ quan chức năng ở Mỹ còn cho thấy, trong 12 tháng qua, cán cân vãng lai của Hoa Kỳ bị thâm hụt đến 535 tỷ USD. Trong bối cảnh đó, việc duy trì một đồng USD yếu hơn tất sẽ có lợi cho Mỹ.

Theo giới phân tích, hiện tượng đồng USD giảm giá so với euro còn phản ánh sự lạc quan của các nhà đầu tư trên thế giới đối với kinh tế toàn cầu. Tổng hợp các yếu tố trên, giới phân tích dự đoán rằng, xu hướng giảm giá của USD so với euro có thể còn diễn ra tới đầu năm 2010.

(Vinanet)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • USD vẫn giữ vai trò đồng tiền buôn bán dầu mỏ
  • Cần thống nhất mặt bằng lãi suất
  • Ấn Độ bắt đầu chuyển hướng chính sách tiền tệ do lo ngại về lạm phát
  • Giảm phụ thuộc USD: Không dễ!
  • Đằng sau sự sụt giảm hiện nay của đồng USD
  • Trung Quốc giữ NDT yếu tới khi khủng hoảng kinh tế qua đi
  • Ngược chiều lãi suất giao dịch VND và USD
  • Lãi suất giao dịch bình quân tiền đồng giảm nhẹ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!