Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc sẽ duy trì tỷ giá ổn định

Hàng hóa ứ đọng ở Trung Quốc vì nhu cầu của thị trường nước ngoài suy yếu khiến nước này ra sức kiềm chế tỷ giá đồng tiền. Ảnh NYT

Ổn định giá trị của đồng tiền là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách tiền tệ Trung Quốc.  

Thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc, Chu Tiểu Xuyên (Zhou Xiaochuan) hôm nay tuyên bố như vậy giữa lúc các nhà xuất khẩu kêu gọi chính phủ đình hoãn việc để cho đồng nhân dân tệ (NDT) tăng giá.

Ổn định tỷ giá

Trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên trang web của đài phát thanh Bắc Kinh hôm nay ông Chu cho biết sẽ giữ lập trường tiền tệ tương đối lỏng lẻo, sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách và kiềm chế lạm phát để giữ giá trị đồng NDT được ổn định.

Lúc 14g chiều nay, thứ Tư 23-9, tại Thượng Hải, 6,8259 NDT ăn 1 đô la Mỹ, tăng chút đỉnh so với mức 6,8269 NDT ngày hôm qua. Theo khảo sát của hãng tin Bloomberg với 27 nhà phân tích, tỷ giá này sẽ tăng lên mức 6,82 NDT ăn 1 đô la Mỹ vào cuối năm nay và 6,68 NDT ăn 1 đô la Mỹ vào cuối năm 2010 – một tốc độ tăng giá quá chậm, nếu không nói là không đáng kể. Còn theo báo cáo nghiên cứu gửi khách hàng ngày 18-9, ngân hàng Standard Chartered Plc dự báo, đến năm 2015 đồng NDT sẽ tăng giá 24%, lên mức 5,5 NDT ăn 1 đô la Mỹ.

Theo ông Chu, chính sách tiền tệ cần được điều chỉnh liên tục trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế của quốc gia, tình trạng thất nghiệp, sự ổn định tài chính và cán cân thanh toán quốc tế. Các nước đang phát triển như Trung Quốc có thể chấp nhận mức lạm phát hơn 2% - cao hơn mức lạm phát phổ biến ở các nền kinh tế đã phát triển.

Trung Quốc đã ràng buộc giá trị đồng NDT vào đồng đô la Mỹ từ tháng 7 năm ngoái nhằm bảo vệ các nhà xuất khẩu; đồng đô la Mỹ xuống giá đã kéo đồng NDT xuống theo và giúp cho hàng hóa Trung Quốc có lợi thế về giá tại các thị trường Nhật Bản và châu Âu. Tuy nhiên, lợi thế đó không đủ bù cho sự suy yếu của nhu cầu tiêu thụ; tính đến hết tháng 8 vừa qua, lượng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm 23,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu suy giảm, lạm phát tăng

Trong bối cảnh đó, tại Hội chợ gia công quốc tế đang diễn ra tại Thượng Hải, các nhà xuất khẩu kêu gọi chính phủ Trung Quốc không để cho đồng NDT tăng giá. Ông Bruce Shao, Tổng giám đốc công ty Taicang Tianchen Tracery Co. chuyên sản xuất mành trúc tại Giang Tô, nói: “Tỷ giá đồng NDT nên được giữ ổn định vì chưa biết bao giờ kinh tế sẽ phục hồi đầy đủ”. Doanh số của công ty của ông Bruce Shao đã giảm 20% trong năm nay.  

Hàng hóa ứ đọng do sản xuất nhiều mà xuất khẩu giảm đã là yếu tố gây nên tình trạng giảm phát (hay thiểu phát). Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc đã giảm 7 tháng liên tiếp sau khi tăng tới 8,7% vào tháng 2 năm ngoái, mức cao nhất trong 11 năm qua.  

Dưới áp lực quốc tế Trung Quốc đã bãi bỏ sự nối kết đồng NDT vào đồng đô la Mỹ vào tháng 7-2005. Trong 3 năm sau đó, đồng tiền này đã tăng giá 21% so với đô la Mỹ, nhưng tháng 7 năm ngoái, lo ngại trước đà suy giảm xuất khẩu do khủng hoảng kinh tế, Trung Quốc đã lại ràng buộc đồng tiền của mình vào đô la Mỹ. Hồi tháng 7, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh (Chen Deming) nói rằng tốc độ suy giảm xuất khẩu của Trung Quốc sẽ chậm lại trong nửa cuối năm nay, đồng thời nhấn mạnh sự ổn định của cơ chế tỷ giá là yếu tố quan trọng để phục hồi kinh tế.  

Doanh nhân Bruce Shao than rằng, hôm qua ông đã ngồi 5 tiếng đồng hồ trong gian hàng của mình tại Hội chợ Gia công quốc tế Thượng Hải mà không có khách hàng ngoại quốc nào đặt chân vào.  

Theo ông Juergen Marquard, Chủ tịch hiệp hội hậu cần Đức có trụ sở tại Frankfurt, năm nay chỉ có 20 doanh nghiệp của hiệp hội tham gia hội chợ Thượng Hải, giảm một nửa so với 40 doanh nghiệp năm ngoái. “Năm nay lượng hàng hóa mà công ty tôi mua từ Trung Quốc cũng giảm khoảng 25%-30%”, ông Juergen Marquard nói; ông đồng thời là phó chủ tịch công ty Bosch Rexroth AG, một chi nhánh của tập đoàn sản xuất phụ tùng xe hơi lớn nhất thế giới Robert Bosch GmbH.  

(Theo Thái Bình // Thời báo kinh tế Sài Gòn // Bloomberg)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Đồng NDT chưa sẵn sàng thành đồng tiền quốc tế
  • Canada phát hành trái phiếu bằng đồng USD
  • Mỹ sẵn sàng bảo vệ giá trị đồng đô la
  • Thị trường tiền tệ sáng 22/10/2009: USD quanh mức thấp nhất 14 tháng
  • Đồng đô la Mỹ bị thách thức
  • Mỹ vừa mừng vừa lo với đồng USD suy yếu
  • Thị trường tiền tệ châu Á ngày 21/10/2009: đồng loạt giảm giá
  • Doanh số giao dịch USD liên ngân hàng giảm mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!