Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

USD vượt mốc 18.000 đồng

Đúng như dự đoán của nhiều người, tỷ giá USD trên thị trường tự do ngày cuối tuần (12/4), đã vượt mốc 18.000 đồng/USD.

Tính đến cuối giờ chiều ngày cuối tuần, các giao dịch đồng USD được giữ vững ở mức 18.000 đồng/USD mua vào và 18.030 đồng/USD bán ra. Như vậy, sau hai ngày, tỷ giá đồng ngoại tệ này đã tăng mạnh 70 đồng/USD cho cả giá chào mua và chào bán.

Tăng 170 đồng/USD tuần qua

Tính chung cả tuần, tỷ giá VND so với USD trên thị trường tự do đã tăng 170 đồng/USD, cao hơn 17 lần so với mức tăng của tuần trước là 10 đồng/USD. Mặc dù tỷ giá tăng mạnh, nhưng giao dịch đồng ngoại tệ này trên thị trường tự do không biến động mạnh về khối lượng. Điều này, theo một số chuyên gia, là do kỳ vọng USD sẽ tiếp tục tăng giá trong thời gian tới của người dân cũng như tâm lý găm giữ ngoại tệ đề phòng rủi ro tỷ giá của DN.

Trong khi đó, tỷ giá VND và USD trên thị trường liên NH liên tục được điều chỉnh và vẫn nằm trong xu hướng giảm. Công bố của NHNN về tỷ giá VND/USD áp dụng cho ngày 11/4 là 16.938 đồng/USD, giảm 2 đồng/USD so với ngày giao dịch đầu tuần. Thống kê của NHNN trong tuần qua cho thấy, tỷ giá niêm yết bán VND/USD của các NHTM phổ biến quanh mức 17.785 đồng/USD - 17.790 đồng/USD. Tỷ giá niêm yết mua VND/USD phổ biến quanh mức 17.720 đồng/USD và 17.770 đồng/USD.

Có ngược xu hướng?

Mặc dù NHNN cho  biết, sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, điều hành tỷ giá nhằm ổn định kinh tế vĩ mô; nhưng hai bức tranh tỷ giá trên thị trường chính thức và thị trường tự do cho thấy có sự đối lập nhau về xu hướng, giữa quy định tỷ giá của NHNN và diễn biến trên thị trường tự do.

Có thể lý giải bằng sự xuống giá của USD trên thị trường thế giới so với các đồng tiền mạnh khác, đặc biệt là đồng EUR (thống kê của NHNN cho thấy, chỉ trong tháng ba USD đã giảm 7,8% so với đồng EUR). Nhưng sự lên giá của USD trong những ngày gần đây cũng được cho là đi ngược với xu hướng lãi suất thực tế được áp dụng tại các NHTM.

Theo số liệu báo cáo nhanh của các tổ chức tín dụng, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND trên thị trường liên NH có xu hướng tăng ở hầu hết các kỳ hạn; ngoại trừ lãi suất bình quân kỳ hạn 3 tháng không đổi. Mức tăng lớn nhất là 2,5%/năm (kỳ hạn 12 tháng). Trong khi đó, lãi suất USD tiếp tục có xu hướng giảm ở hầu hết các kỳ hạn. Lãi suất giao dịch bình quân bằng USD cao nhất là 2,13%/năm ở kỳ hạn 3 tháng, lãi suất các kỳ hạn còn lại dao động từ 0,4%/năm đến 1,2%/năm.

Bên cạnh đó, khi thị trường vàng và đặc biệt là CK có sự bứt phá về mức tăng điểm và khối lượng giao dịch khiến nhiều người cho rằng, vốn sẽ bị thoái mạnh trên kênh USD để chuyển sang CK khiến tính hấp dẫn của đồng ngoại tệ này giảm đi đáng kể cùng với đó sẽ là sự xuống giá của đồng tiền này.

Tuy nhiên, diễn biến thực tế đang cho thấy, ẩn sau những biểu hiện trên còn có một nguyên nhân khác khiến đồng ngoại tệ này tiếp tục tăng giá. Theo tính toán của các Cty vàng bạc trong nước, hiện giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 60.000 đồng/lượng. Đây có thể là nguyên nhân khiến các đối tượng thu gom USD để nhập lậu vàng. Do đó, cung - cầu USD trên thị trường tự do trong những ngày qua được phản ánh bằng việc USD liên tục lên giá.

Ơ một góc nhìn dài hạn hơn khi lý giải sự tăng giá của động ngoại tệ này, chuyên gia Bùi Kiến Thành - cố vấn cao cấp KHM, Inc., Tổng giám đốc Công ty Đầu tư và quản lý tài sản quốc tế (IAMC) cho rằng, sự lên giá của USD trong thời gian qua là sự tiếp nối của sức ép phá giá mà VND phải chịu từ năm trước, do nền kinh tế chưa đi vào ổn định khiến luồng vốn "trú chân" vào đồng USD. "Cho nên, vừa qua cả USD và vàng cùng tăng giá" - ông Thành nhận định.

Mặc dù NHNN liên tục có động thái liên tục giảm tỷ giá liên NH giữa VND và USD, theo đánh giá của chuyên gia này, chưa hẳn là trấn an thị trường về mặt tâm lý. Bởi khi vay bằng đồng ngoại tệ sẽ có rủi ro về tỷ giá. Rủi ro này có thể sẽ lớn hơn mức lãi suất phải trả. Cho nên, đã có nhiều DN không dám vay ngoại tệ vì cho rằng mình có thể phải chịu thiệt hại lớn dù lãi suất này được coi là ở mức thấp. Đây cũng là bài toán mà các NHTM đang tìm lời giải.

(Theo Lao Động )

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Thị trường tiền tệ thế giới tuần kết thúc ngày 10/04/2009
  • Tình trạng đô-la hóa sẽ giảm
  • Mỹ ra dấu quyết bảo vệ địa vị đồng USD
  • Euro tăng giá mạnh trong tháng 3/2009
  • Sự ngược chiều của lãi suất
  • Nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-5%
  • Đồng euro tăng giá đe dọa kinh tế châu Âu
  • Nới biên độ tỷ giá và một số tham chiếu…
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!