Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

3 kinh nghiệm thu hút dòng vốn FDI

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố để thu hút FDI
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố để thu hút FDI
Sáng 14/11, bên lề Hội nghị các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 17 tại Singapore, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đưa ra 3 kinh nghiệm để thu hút FDI tại Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC với chủ đề “Tái thiết nền kinh tế toàn cầu” diễn ra tại Singapore.

Theo Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, châu Á-Thái Bình Dương là khu vực có nhiều nền kinh tế mới nổi năng động và thành công nhất, góp phần quan trọng và tăng trưởng kinh tế của khu vực và thế giới. Do đó vấn đề đặt ra đối với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi không chỉ là thu hút được FDI, mà phải là thu hút một cách hiệu quả dòng vốn này.

Từ thực tiễn của Việt Nam, Chủ tịch nước nêu ra 3 kinh nghiệm để thu hút FDI đó là: Thứ nhất, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, hoàn thiện luật pháp, cải cách hành chính đi cùng với phát triển kết cấu hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết:Vấn đề đặt ra đối với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi là thu hút một cách hiệu quả dòng vốn FDI.

Chủ tịch nước khẳng định, thu hút hiệu quả luồng vốn FDI luôn là một định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, để thu hút FDI thực sự hiệu quả, việc tạo dựng một môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, giảm thiểu chi phí giao dịch và đặc biệt là đảm bảo ổn định chính trị, xã hội có ý nghĩa hơn nhiều so với các biện pháp kích thích tài chính như giảm thuế, miễn thuế.

Thứ hai là phải gắn kết chính sách vượt qua khó khăn trong ngắn hạn với tạo dựng tiền đề tốt hơn cho phát triển bền vững trong dài hạn.

Chẳng hạn, khi đối mặt với bất ổn kinh tế vĩ mô năm 2008 và cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu hiện nay, Việt Nam đã thực thi chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và kịp thời chuyển sang thực hiện gói kích thích kinh tế, chống suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, những cải cách nhằm hoàn thiện khuôn khổ luật pháp, nhất là về tài chính, đất đai, lao động, đơn giản hoá thủ tục hành chính và cải cách doanh nghiệp nhà nước... vẫn được triển khai quyết liệt.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng cho rằng, cần có biện pháp hạn chế, giảm thiểu những rủi ro có thể phát sinh khi luồng vốn bên ngoài gia tăng, trong đó có vốn FDI. Bài học thứ 3 rút ra ở đây là cần có ứng xử khéo léo với các dòng vốn nước ngoài để vừa thu hút được nguồn lực cho phát triển, đồng thời hạn chế được những rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô không đáng có.

Đề cập vấn đề APEC đang phải đối phó, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh, trong bối cảnh kinh tế thế giới đang trải qua cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ sau Đại suy thoái 1929-1933 và đặt ra nhiều vấn đề mới đáng suy nghĩ, APEC phải coi trọng và tăng cường hợp tác, liên kết quốc tế, khu vực.

Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh đến vai trò của doanh nghiệp trong việc phát triển nền kinh tế. Chủ tịch nước khẳng định, quyết tâm và nỗ lực của mỗi nền kinh tế là vô cùng cần thiết, nhưng vai trò phát triển và trách nhiệm xã hội của cộng đồng doanh nghiệp trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp nói chung và các nhà đầu tư nói riêng phải có trách nhiệm cùng với Chính phủ và cộng đồng tháo gỡ khó khăn để tái thiết nền kinh tế.

APEC 17 diễn ra trong bối cảnh khu vực châu Á-Thái Bình Dương có nhiều triển vọng ra khỏi khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu sớm hơn các khu vực khác trên thế giới, tiếp tục là một trong những “động lực tăng trưởng” quan trọng của kinh tế toàn cầu.

Chính vì vậy, nước chủ nhà Singapore chọn chủ đề của hội nghị này là “Duy trì tăng trưởng, kết nối khu vực”.

Sau hai thập niên hình thành, APEC đang phát triển khá năng động, tiềm lực và vị thế được tăng cường; hiện chiếm hơn 50% GDP thế giới, 57% thương mại toàn cầu. Hợp tác trong APEC đang được mở rộng sang nhiều lĩnh vực phi kinh tế theo hướng hiệu quả ngày càng cao.

Tuy nhiên, APEC cũng đang đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề nâng cao vai trò, sự đóng góp vào nỗ lực chung ứng phó với khủng hoảng kinh tế - tài chính và các vấn đề toàn cầu, duy trì vai trò, tiếng nói quan trọng trong các thể chế khu vực, quá trình cấu trúc lại cơ cấu kinh tế khu vực và thế giới.

Theo TTXVN

(Theo Hồ Hường tổng hợp // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Vốn FDI gần đạt 20 tỷ USD
  • Chưa hút thêm vốn đầu tư nước ngoài
  • Đầu tư cơ sở hạ tầng: “Mảnh đất” mới cho doanh nghiệp
  • Vấn đề được quan tâm nhất trong các dự án vốn vay ODA tại Việt Nam là môi trường
  • Gỡ bỏ tâm lý “trọng ngoại” trong đầu tư
  • Xúc tiến đầu tư vào hai tỉnh Nam Định và Thái Bình
  • “con đường vốn cao tốc” từ Hàn Quốc đến Việt Nam
  • Đa diện dòng vốn FDI
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!