Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giám sát chặt việc sử dụng vốn ODA của Nhật

"Thời gian tới khi triển khai thực hiện bốn dự án ODA mới, JICA ban hành quy định tuyển chọn, giám sát chặt chẽ nhà thầu, mua sắm thiết bị và các nhà thầu phải tuân thủ các quy định đó khi thực hiện dự án".

Ông Tsumo Motonori

Ông Tsumo Motonori, Trưởng Đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) tuyên bố.

Theo điều khoản cam kết mới đây giữa Việt Nam và Nhật Bản, Cty nào dính líu tham nhũng phải được thông báo và không được tham gia dự án. Vậy trong các dự án mới lần này, Cty PCI (của Nhật Bản) có được tham gia nữa không?

Về thực chất, Cty PCI không còn tồn tại nữa. Đối với doanh nghiệp khác có hành vi tham nhũng mà bị phát hiện thì từ trước đến nay chúng tôi không cho tham gia vào các dự án sử dụng vốn ODA.

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ sẽ cấm trong một thời gian nhất định. Về vai trò giám sát của JICA, sau vụ tham nhũng PCI, chúng tôi cũng rút kinh nghiệm và sẽ xem xét thật kỹ các thủ tục liên quan mua sắm, đấu thầu trong dự án vốn ODA của Nhật Bản.

Tuy nhiên, một số dự án có vốn vay của Nhật Bản vẫn sử dụng chuyên gia tư vấn từng làm cho PCI. Điều đó liệu có vi phạm các điều khoản đã ký kết không?

Cty PCI không tham gia các công trình trong tương lai. Trong quá trình thực hiện nếu có doanh nghiệp nào làm ăn bất chính thì sẽ không được tham gia vào công trình trong một thời gian nhất định. Còn những chuyên gia, kỹ thuật viên trước đây làm cho PCI nhưng hiện nay chuyển sang làm cho đơn vị khác thì bản thân các chuyên gia đó có ảnh hưởng gì đến các dự án ODA.

Thưa ông, lý do quan trọng để Nhật nối lại viện trợ ODA là Việt Nam xử lý nghiêm những trường hợp tham nhũng. Đồng thời phía Nhật cũng lập đường dây nóng tiếp nhận các thông tin tố cáo tham nhũng, biện pháp đó được triển khai như thế nào?
 

Có vốn ODA, Hà Nội hy vọng không bị ngập lụt như từng xảy ra năm 2008  Ảnh: Nguyễn Tú

Về vấn đề phòng chống tham nhũng được nhấn mạnh vào tháng 11-12/2008 khi hai nước lập Ủy ban hỗn hợp phòng chống tham nhũng. Ủy ban này đưa ra nhiều giải pháp chứ không chỉ có mỗi việc thành lập đường dây nóng. Nhiều biện pháp khác như công khai thông tin liên quan đến đấu thầu; mời bên thứ ba tham gia khi đánh giá thầu; đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát đối với quá trình đấu thầu...

JICA sẽ phối hợp giám sát xem những biện pháp ấy có được thực hiện tốt hay không.

Phía Việt Nam và Nhật Bản cam kết đến tháng sáu này sẽ ban hành quy định về tiếp nhận thông tin xử lý tham nhũng và quy định riêng về bảo vệ nhân chứng. Hai bên đã làm được những gì trong soạn thảo quy định này?

Trong tương lai chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với Việt Nam để thực hiện. Chúng tôi cũng cam kết sẽ giám sát chặt chẽ để đảm bảo rằng những sự kiện như vụ tham nhũng ở PCI sẽ không còn xảy ra.

Thưa ông, sau vụ PCI các dự án sắp tới sẽ phải áp dụng quy định mới nào?

Quy trình lựa chọn dự án, tư vấn, nhà thầu... không khác so với các dự án thực hiện trước đây, tuy nhiên việc kiểm tra trước và sau mỗi giai đoạn quan trọng, cũng như việc công khai thông tin sẽ được đảm bảo tối đa. Các nhà thầu phải tuân thủ quy định tuyển chọn, mua sắm thiết bị mà JICA ban hành.

Cảm ơn ông.

( Theo TPO)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!