Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Góc nhìn Đầu Tư: Thắt chặt liên kết nội khối

Việc thắt chặt liên kết nội khối Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dường như ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, khi mà cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang tác động tiêu cực đến nhiều nền kinh tế ASEAN.

Trong bối cảnh đó, việc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 được tổ chức tại Hua Hin (Thái Lan) từ ngày 28/2 đến 1/3/2009, với mục tiêu chính là bàn các biện pháp đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống có thể coi là động thái quan trọng, nhằm thắt chặt liên kết nội khối, tăng cường liên kết ASEAN và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các nước đối tác.

Đáng nói là, ngoài các chủ đề chính, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14, các vị lãnh đạo sẽ tập trung bàn và xử lý một trong những thách thức quan trọng nhất hiện nay, đó là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Kế hoạch thành lập một ngân quỹ trị giá khoảng 120 tỷ USD, nhằm giúp các nước trong nhóm bảo vệ đồng nội tệ - vốn đã suy yếu đi nhiều trong năm 2008 và đang đe dọa đến sự ổn định của toàn khu vực, đã được Hội nghị Bộ trưởng Tài chính 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản nhất trí thông qua về mặt nguyên tắc cách đây ít ngày, cũng có thể coi là một động thái quan trọng, giúp ASEAN có thể đối mặt với những thách thức to lớn. Ý tưởng này sẽ được trình lên Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14.

Vẫn đang bàn thảo về cách thức đóng góp của mỗi nước ASEAN đối với 20% còn lại của ngân quỹ này, vì 80% kia là do Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc hỗ trợ. Thậm chí, cũng chưa dễ để đưa ra quyết định về việc sẽ sử dụng 120 tỷ USD như thế nào, trong trường hợp nào và qua đó, có thể khẳng định tính hiệu quả về mặt kinh tế hay không, song hợp tác ASEAN + 3 chắc chắn sẽ tác động rất lớn về mặt tâm lý, giúp vực dậy niềm tin dân chúng và các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nội khối. Có được niềm tin, có được sự chia sẻ đó, theo một nhà đầu tư Việt Nam, là điều rất đáng quý trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao, ngày mai (28/2), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14. Tham dự Hội nghị, Việt Nam mong muốn góp phần tăng cường tình đoàn kết, tính thống nhất của ASEAN, bảo đảm vai trò chủ đạo của Hiệp hội trong việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Trước đó, Việt Nam cũng là nước thứ hai, sau Singapore, cử Đại sứ, đại diện thường trực tại ASEAN. Trong bối cảnh ASEAN đang chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, việc Việt Nam cùng các nước ASEAN khác sớm lập Phái đoàn Đại diện thường trực tại ASEAN và đưa Ủy ban Đại diện thường trực ASEAN vào hoạt động thực tế, được cho là sẽ góp phần củng cố tình đoàn kết và tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác ASEAN, vì mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

( Theo báo Đầu tư )

  • Nín thở chờ mặt bằng
  • Đầu tư FDI: Cam kết mạnh mẽ
  • Nhật tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam
  • Hongkong tìm hiểu cơ hội đầu tư vào TPHCM
  • Thu hồi giấy phép của 2 dự án sân golf
  • FDI tiếp tục "chảy" vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng
  • Các đầu tàu kinh tế lập "kỉ lục ngược" về thu hút FDI
  • Đức hỗ trợ 150 triệu Euro xử lý chất thải ở VN
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!