Bộ trưởng Tài chính Anh Alistair Darling hôm thứ Hai cho biết, chính phủ nước này sẽ không làm bất kể điều gì gây tổn hại đến năng lực tài chính của London và sẽ không đi quá xa đối với các biện pháp hỗ trợ tài chính.
Ông Darling cũng cho biết, sự bất ổn trên nhiều thị trường tiền tệ vào năm nay và tình trạng mất cân bằng trên thế giới đang cần được giải quyết. Tuy nhiên, ông không đưa ra dự đoán về viễn cảnh của đồng Mỹ kim với tư cách kà tiền tệ dự trữ chính trên thế giới.
Bộ Lao động nước này đang nghiên cứu về một loại thuế mới (windfall tax) dành cho các khoản thưởng trong khu vực tài chính như một phần trong báo cáo dự toán ngân sách sẽ đưa ra vào hôm thứ Tư. Vấn đề này sẽ phát đi những lo ngại đối với các ngân hàng rằng, London có thể mất đi lợi thế cạnh tranh của mình.
Ông Darling nói rằng: “Tôi cam kết sẽ không làm bất cứ điều gì làm giảm vị thế trong lĩnh vực tài chính”.
Tuy nhiên ông cho biết sẽ phải thay đổi một số vấn đề thanh toán của họ để ngăn chặn những thái độ rủi ro gây nên khủng hoảng tín dụng.
Ông cho rằng, ngành công nghiệp cần đưa ra một số định chế. Nhiều người cũng cho rằng họ cần xây dựng lại nguồn vốn của riêng họ.
“Chúng ta đã có một cơn sốc tồi tệ nhất trong hệ thống tài chính trong vòng 100 năm trở lại đây”, ông nói. “Ngành ngân hàng ngày nay sẽ không có thế trụ vững tại Anh và trên thế giới nếu các nước không chi tiền bình ổn hệ thống ngân hàng”, ông nói.
Ông cũng nói thêm rằng, tính cạnh tranh cần được bổ sung trong khu vực ngân hàng ở Anh dựa trên sự củng cố và hỗ trợ của chính phủ trong giai đoạn khủng hoảng.
Ông Darling cũng dự kiến thứ tư Này sẽ công bố chi tiết kế hoạch giảm thâm hụt trong những năm tới.
Nhiều thành viên trong Đảng Bảo thủ đối lập cho biết họ muốn rút khỏi các gói biện pháp kích thích và cắt giảm nợ nhanh chóng để củng cố lòng tin trong các tài sản của Anh.
Ông Darling cho rằng chính sách như vậy sẽ rất “tai hại”.
“Bạn có thể giảm một nửa thâm hụt ngân sách trong giai đoạn 4 năm, song nếu bạn đi nhanh hơn và xa hơn, bạn có thể gây tổn hại đến nền kinh tế”, ngài Bộ trưởng nói thêm.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Những doanh nhân giàu nhất của nước Nga đang ngày càng trở nên lo sợ trước chính sách của Tổng thống Vladimir Putin ở Ukraine, đặc biệt là sau vụ rơi máy bay Malaysia ở miền Đông nước này, theo hãng tin Bloomberg. Giới tỷ phú của xứ bạch dương sợ rằng, Nga sẽ lĩnh thêm đòn trừng phạt từ phương Tây, nhưng cũng rất lo bị điện Kremlin trả đũa nên không dám nói công khai.
Ngạc nhiên và vui mừng trước thắng lợi của vị giáo sỹ ôn hòa Hassan Rohani trong cuộc bầu cử tổng thống vừa diễn ra tại Iran, Mỹ và các nước đồng minh châu Âu sắp tới có thể đẩy mạnh việc nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân với Tehran, với mục đích nhằm đánh giá lập trường của chính phủ Rohani.
Tổng thống Pháp, Francois Hollande mới đây đã phát biểu rằng cuộc khủng hoảng nợ công vốn gây khó khăn cho khu vực này trong bốn năm qua, giờ đã chấm dứt. Đó sẽ là tin tốt cho cả thế giới một khi các số liệu không chống lại nhận xét đó.
Màn diễu binh của quân đội Nga trong lễ kỷ niệm 68 năm Ngày Chiến thắng phátxít 9/5 đã thu hút sự chú ý của dư luận, bởi những loại khí tài tối tân mà Nga đang sở hữu.
Ngày 9/4, Đức tuyên bố bắt tay vào nghiên cứu xây dựng một khu chứa chất thải phóng xạ vĩnh viễn, một trong những vấn đề từng gây tranh cãi trong chính phủ nước này suốt 3 thập kỷ qua.
Hôm 8/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ sự lo ngại về tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cảnh báo, xung đột nếu xảy ra sẽ có sức hủy diệt lớn hơn cả thảm họa hạt nhân Chernobyl.
Thủ tướng Anh Gordon Brown cho rằng những công nghệ như bản đồ tội phạm hay bảng kết quả học tập trực tuyến của các trường học sẽ giúp giảm tính quan liêu, cũng như Đảng lao động đang cố gắng giảm thâm hụt ngân sách chỉ còn một nửa.
Bất chấp tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, năm qua thế giới đã đầu tư 155 tỷ USD cho các công ty sản xuất năng lượng sạch và tái sinh, chủ yếu là năng lượng gió và mặt trời. Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) cho biết, khoản đầu tư toàn cầu cho nhiên liệu tái sinh lần đầu vượt qua khoản đầu tư cho nhiên liệu hóa thạch.
Theo kết quả khảo sát của Chương trình Hành động về Chất thải và Nguồn lực (WRAP) dựa trên nhật ký tiêu dùng của 319 hộ gia đình trên khắp cả nước, mỗi năm người Anh đổ đi hơn 14.000 tỷ đồng Việt Nam (VND) tiền rượu vang.
Điện Kremlin hôm Chủ nhật (06/12) cho biết, thương mại hai chiều giữa Nga và Ấn Độ có thể đạt 10 tỷ USD vào năm 2010. Nhận lời mời của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đang có chuyến thăm ba ngày tới Nga. Các đối thoại chính thức đã diễn ra vào ngày 06/12 và các đối thoại quy mô theo lịch trình sẽ diễn ra tại điện Kremlin vào hôm nay (07/12).
Tân Hoa xã tại Athens ngày 6/12 đưa tin, Chủ tịch Eurogroup (Nhóm đồng euro) - Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngân khố Luxembourg - Jean Claude Junker khẳng định “Lo lắng Hy Lạp “phá sản” là vô căn cứ”. Nhưng ông cũng cảnh báo thêm, Hy Lạp cần phải áp dụng các biện pháp “chặt chẽ” để chấn hưng nền kinh tế.
Mới đây, thủ đô nước Pháp lại dấy lên những tranh cãi ồn ào xung quanh một đạo luật “xa lắc lơ” nhưng vẫn còn hiệu lực về mặt kỹ thuật – đó là: cấm phụ nữ mặc quần!
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.