Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

An ninh năng lượng: Trong khó ló cái khôn

Nhiều quốc gia ngày càng quan tâm tới sử dụng năng lượng tái tạo - tinkinhte.com
Nhiều quốc gia ngày càng quan tâm tới sử dụng năng lượng tái tạo

Nỗi lo về không đảm bảo an ninh năng lượng ám ảnh các nước Châu Âu sâu đậm đến mức khiến họ buộc phải sáng tạo. Những nguồn năng lượng truyền thống ở Châu Âu như than đá hay dầu khí không chỉ đã và đang tiếp tục cạn kiệt mà cả nhu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái cũng như sự lệ thuộc vào cung ứng năng lượng từ Nga đã trở thành vấn đề nan giải. Chính vì thế mà họ phải quan tâm ngày càng nhiều hơn tới sử dụng năng lượng tái tạo và đương nhiên phải đầu tư nhiều hơn nữa vào lĩnh vực năng lượng.

Sau ý tưởng về xây dựng nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới ở sa mạc Châu Phi, chín nước Châu Âu đã nhất trí về nguyên tắc cùng thực hiện dự án năng lượng tái tạo ở tầm cỡ tương tự trên biển Baltic với vốn đầu tư ban đầu dự tính 30 tỷ EUR. Nội dung dự án này gồm khai thác nguồn năng lượng gió, mặt trời và sóng biển ở biển Baltic và liên kết mạng lưới "điện sạch" của các nước tham gia dự án với nhau. Những nước tham gia đầu tiên là Đức, Pháp, Anh, Bỉ, Đan Mạch,  Hà Lan, Ireland, Luxemburg và Na Uy.

Dự án năng lượng tái tạo này không chỉ buộc các nước và các bên tham gia nối kết chặt chẽ hơn chính sách năng lượng và mạng lưới năng lượng hiện có của họ với nhau mà còn ảnh hưởng tới rất nhiều phương diện chính sách khác nữa của các bên tham gia. Dự án này không chỉ khả thi hơn dự án năng lượng mặt trời ở Châu Phi mà còn an toàn và đỡ tốn kém hơn nhiều vì không cần phải xây dựng hệ thống truyền tải năng lượng từ Châu Phi về Châu Âu. Một tác động nữa của dự án này là ngăn cản khả năng có nước này hay quốc gia khác tìm kiếm đường đi riêng lẻ để bảo đảm an ninh năng lượng với đối tác bên ngoài khu vực khiến cho các đối tác khác vừa bị mất phần lại còn có thể vừa bị mất mặt - chẳng hạn như Đức đã làm với Nga trong dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Đức đi qua biển Baltic mà không đếm xỉa gì đến phản ứng và lợi ích của Ba Lan.

(Theo Hoàng Mai // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Năm 2009, doanh thu bán lẻ của Đức suy giảm
  • Nga thưởng tiền cho người mua ôtô mới
  • Venezuela “Mua đi, mua đi, thế giới sắp chết rồi”
  • Đức: Suy giảm kinh tế tồi tệ kể từ Thế chiến II
  • Kinh tế Đức suy giảm 5% trong năm 2009
  • Đức dẫn đầu về phát triển hậu cần thương mại
  • Nga đẩy nhanh việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế
  • Tăng trưởng kinh tế Pháp năm 2010 dự kiến đạt 1,4%