THX tại London hôm 22/11 đưa tin, Nữ hoàng Elizabeth II, trong buổi chủ trì lễ khai mạc của Quốc hội đã có một bài phát biểu ngắn gọn bảy phút, bà khẳng định trong vòng bốn năm tới nước Anh phải giảm đi một nửa con số thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên với tình hình kinh tế và tài chính hiện tại của nước Anh, có thể thực hiện được vấn đề này không hoàn toàn là một dấu hỏi lớn.
Trong lúc Nữ hoàng phát biểu, Thủ tướng Anh Gordon Brown và nhà lãnh đạo phe đối lập chính Đảng Bảo thủ David Cameron đã ngồi lắng nghe trong im lặng. Hai người trong số họ, một thì trong tâm trạng lo lắng vì cơn bão khủng hoảng tài chính, một người thì tràn ngập niềm tin sẽ thắng cử Thủ tướng Anh vào năm tới. Họ luôn phải nói đến phương án để giảm con số thâm hụt ngân sách, bởi một chính phủ khi phải đối mặt với những khoản nợ ngập đầu thì không còn một cách nào khác.
Nếu như ông Brown có thể áp dụng được các biện pháp hợp lý và giảm đi một nửa con số thâm hụt ngân sách, thì việc ông tiếp tục làm Thủ tướng Anh là điều chắc chắn. Từ khi khủng hoảng tài chính nổ ra cho đến nay, mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng ông Brown vẫn bị đảng Bảo Thủ chỉ trích là “không hoàn thành nhiệm vụ”.
Theo các số liệu được công bố bởi cục Thống kê của Anh, tình hình tài chính của Anh hiện tại rất tồi tệ đặc biệt là về con số thâm hụt ngân sách. Các số liệu cho thấy, tháng 10 năm nay, thâm hụt ngân sách của Anh đã là 11,4 tỷ Bảng, cao hơn con số dự đoán là 7 tỷ Bảng, thâm hụt ngân sách cùa Anh đã đạt lên mức kỷ lục. Trong khoảng thời gian từ tháng Tư đến tháng Mười, thâm hụt ngân sách của Anh tổng cộng đã là 86,9 tỷ Bảng, trong khi con số của cùng kỳ năm ngoái chỉ là 34 tỷ Bảng. Tính đến tháng Mười, tổng số nợ công của Anh là 929,7 tỷ Bảng, chiếm 59,2% tổng lượng của nền kinh tế Anh, gần cận kề mức giới hạn mà Liên minh Châu Âu đặt ra là 10,2%.
Thủ tướng Anh nhiều lần nhấn mạnh cần phải giảm thiểu con số nợ của chính phủ, ông tuyên bố rằng sau Năm mới, mức thuế Chính phủ sẽ tăng lên thành 17,5% từ mức 15% của năm nay. Trong bối cảnh nền kinh tế Anh vẫn chưa thoát ra khỏi suy thoái, Chính phủ Anh chắc chắc sẽ phải đối mặt với những rủi ro, bởi mức thuế cao có thể kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế, người dân cũng bắt đầu thắt chặt chi tiêu.
Một số cơ quan tài chính cũng tỏ ra lo lắng đối với con số thâm hụt ngân sách quá cao của Chính phủ Anh. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế hôm 19/10 cảnh báo, Chính phủ Anh cần đưa ra các biện pháp cụ thể để giảm thiểu con số thâm hụt ngân sách , hơn nữa tổ chức này cũng khẳng định mức lãi suất quá thấp có thể dẫn đến hiện tượng bong bóng giá tài sản tại Anh.
Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, Chính phủ Anh muốn dùng biện pháp tăng thuế, cắt giảm chi tiêu, và thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp để giảm thâm hụt ngân sách, nhưng các biện pháp này có thể kéo dài con đường phục hồi của kinh tế Anh.
(Trang tin VN&QT)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com