Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) ngày 10.5 cho biết sẽ mua trái phiếu chính phủ và trái phiếu tư nhân của các nước trong khu vực đồng tiền chung euro (eurozone) tại thị trường thứ cấp nhằm hỗ trợ các thị trường tài chính đang bất ổn vì khủng hoảng nợ từ Hy Lạp.
![]() Cửa hàng bán quần áo tại Athens quảng cáo “đóng cửa vì khủng hoảng, mua ngay”. Ảnh: Reuters |
ECB cho biết sẽ khởi động lại các dịch vụ cho mượn đồng USD và đưa ra một số biện pháp thanh khoản khẩn cấp trước đó đã ngưng sử dụng. Đồng euro đã nhích lên vào trưa ngày 10.5, tỉ giá 1 EUR bằng 1,30 USD, thị trường cổ phiếu châu Âu tăng 6%.
Luật pháp châu Âu không cho phép ECB mua nợ trực tiếp của các chính phủ như cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) hay ngân hàng trung ương Anh thường làm trong thời gian khủng hoảng tài chính, tuy nhiên đối với thị trường thứ cấp thì luật này cho phép.
Năm ngoái ECB công bố chương trình 60 tỉ euro mua trái phiếu có bảo đảm, nhưng đây là lần đầu tiên ECB chi khoản tiền lớn nhất để mua lại nợ của các chính phủ. ECB nhận định đây là bước đi đúng đắn, vì các chính phủ đã hứa đáp ứng mục tiêu nghiêm ngặt về ngân sách và đưa ra những nỗ lực thống nhất chung. Mặc dù cách đó năm ngày, giám đốc ECB, Jean-Claude Trichet còn nói các nhà lập pháp không có ý định mua trái phiếu của các chính phủ.
Cùng ngày, Đức và Phần Lan cũng khẳng định tích cực tham gia quỹ chống khủng hoảng nhằm ổn định đồng euro và ngăn chặn khủng hoảng từ Hy Lạp lan sang các nước khác.
“Tất cả các ngân hàng trung ương dùng đồng euro sẽ tham gia cuộc mua nợ”, phát ngôn viên ngân hàng Phần Lan nói. Một nguồn tin từ ngân hàng trung ướng Ý cho biết sẽ bắt đầu mua trái phiếu của những nước gặp khó khăn nhiều nhất.
Ngày 9.5, quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã thông qua khoản vay trị giá 30 tỉ euro (40 tỉ USD) thời hạn 3 năm cho Hy Lạp, trong đó cấp ngay 5,5 tỉ euro để hạ nhiệt cuộc khủng hoảng nợ đang có nguy cơ lan rộng sang các thành viên eurozone. Tổng số tiền IMF cấp cho Hy Lạp trong năm 2010 khoảng 10 tỉ euro, còn EU sẽ tài trợ khoảng 30 tỉ euro. Hy Lạp cam kết cắt giảm mạnh chi tiêu công và tăng thu ngân sách, những biện pháp chưa được người dân trong nước đồng tình. IMF dự đoán, kinh tế Hy Lạp sẽ giảm 4% trong năm 2010 và giảm 2,6% năm 2011, trong khi tỉ lệ thất nghiệp tại đây có thể lên tới 15% năm 2012. |
(Theo SGTT Online // REUTERS)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com