Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Châu Âu sẽ làm gì nếu Hy Lạp phá sản?

Theo nhận định của một thời báo Đức hôm 14/12, Berlin và Brussels cùng đưa ra những nghi ngờ rằng, nếu không có sự giúp đỡ của bên ngoài, một mình Hy Lạp có thể giải quyết được vấn đề nợ nần của mình hay không? Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng, Hy Lạp bây giờ giống như là một quả bom được hẹn giờ.

Trên thực tế Hy Lạp đã phá sản


Cách  đây không lâu, xếp hạng tín dụng của Hy Lạp từ mức A- đã bị hạ xuống thành BBB+, đây là quốc gia châu Âu có xếp hạng tín dụng thấp nhất. Cũng có thể nói đây là cuộc khủng hoảng nợ nần tồi tệ nhất trong lịch sử kinh tế Hy Lạp.

Theo như những tiêu chuẩn hiện tại, trên thực tế Hy Lạp đã phá sản. Mặc dù hiện tại họ  vẫn có những khoản nợ chồng chất như trước đây, nhưng nợ  nần của Hy Lạp chủ yếu đến từ lĩnh  vực tư nhân với tổng con số là 14 tỷ USD.

Theo nhận định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), khoản nợ hiện tại của Hy Lạp chiếm 12,7% GDP của nước này.

Từ một mức độ nào đó, khủng hoảng các khoản nợ của Hy Lạp đã thu hút sự lo lắng của Liên minh châu Âu và thế giới. Khủng hoảng tài chính vòng hai  không chỉ tác động vào hệ thống ngân hàng, mà khủng hoảng các khoản nợ còn gây tác động mạnh vào các thể chế kinh tế, trước tiên là Dubai, sau đó đến Hy Lạp.

Châu Âu sẽ không đứng nhìn Hy Lạp phá sản

Hiện tại, rất nhiều nhà đầu tư đều ngóng trông một tín hiệu, đợi chờ kết quả xem các nước thuộc Liên minh châu Âu có thể cứu Hy Lạp về vấn đề tài chính. Nhưng thời gian đợi chờ thì dài mà những khoản nợ của Hy Lạp ngày một nhiều, đất nước nhỏ bé này càng dễ dàng đi đến bờ vực của phá sản hơn.

 Tuy nhiên, bất luận thế nào, Liên minh châu Âu đều không thể đẩy Hy Lạp ra khỏi tổ chức các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng như không thể để Hy Lạp một mình đương đầu với khủng hoảng.

Thủ tướng Đức Merkel cho rằng, không có sự ủng hộ của Brussels, Hy Lạp không thể đơn độc chống lại cuộc khủng hoảng các khoản nợ. Tuy nhiên bất cứ biện pháp cứu trợ nào  cũng đều yêu cầu Hy Lạp phải có những biện pháp cứng rắn, nỗ lực khống chế con số thâm hụt ngân sách.

“Bất cứ một quốc gia nào phát sinh vấn đề đều gây ảnh hưởng đến các nước thành viên, đặc biệt là trong bối cảnh sử dụng đồng tiền chung, sự ảnh hưởng này là rất lớn. Vì vậy các nước trong EU cần phải cùng nhau thực hiện những biện pháp để giải quyết vấn đề. Đây cũng chính là lý do để EU giúp đỡ Hy Lạp thoát ra khỏi khủng hoảng nợ nần lần này" - Thủ tướng Đức nhấn mạnh.

Nếu như các nước châu Âu khoanh tay nhìn Hy Lạp rơi vào khủng hoảng, chính họ sẽ phải đối mặt với một phản ứng dây chuyền. Xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha sẽ từ  mức "ổn định" hạ xuống mức “tiêu cực”, Bồ Đào Nha, Italia và Ai – len đều phải đối mặt với các vấn đề như nợ nần tăng cao, mức lãi suất cao và thâm hụt ngân sách tăng chóng mặt. Thâm hụt ngân sách của Anh được dự tính là sẽ đạt con số 285 tỷ USD. Châu Âu có thể chấp nhận một quốc gia phá sản chứ không thể chấp nhận một châu lục phá sản.

(Trang tin VN&QT)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Nga sẽ hoàn tất đàm phán gia nhập WTO trong 2010
  • Hạ viện Pháp hú vía vì tin đồn có bom
  • 2010: Nga vẫn dùng năng lượng làm đòn bẩy kinh tế
  • Hy Lạp huy động 2,9 tỷ USD để chống khủng hoảng
  • Eurozone chính thức thoát khỏi suy thoái kinh tế
  • Doanh số bán lẻ tại London tăng trước dịp giáng sinh
  • Những mối nguy hiểm cho kinh tế Hungary
  • Áo cũng muốn tham gia vào "Dòng chảy phương Nam"