Liên minh châu Âu hôm thứ 6 (30/10) đã đưa ra đề suất rằng các nước giàu sẽ hỗ trợ 50 tỷ Euro mỗi năm tới năm 2020 cho các nước đang phát triển nhằm giúp đỡ họ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, họ lại không nêu rõ liên minh 27 nước này sẽ sẵn sàng đóng góp với mức bao nhiêu.
Sau một hội nghị diễn ra trong 2 ngày các lãnh đạo của Liên minh châu Âu cho biết hỗ trợ của các nước giàu sẽ bắt đầu với mức hàng năm là 5-7 tỷ Euro từ năm 2010 tới 2012.
Không đề cập tới việc Liên minh châu Âu sẽ hỗ trợ bao nhiêu và phần đóng góp của mỗi nước thành viên như thế nào, điều này đồng nghĩa với việc châu Âu tiếp tục thiếu một luận điểm đàm phán chi tiết cho hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu trong tháng 12 tới tại Copenhagen. Nhóm các nhà môi trường học đã vô cùng thất vọng. Mặc dù vậy, ông Joris den Blanken - Giám đốc chính sách khí hậu Liên minh châu Âu của Greenpeace cho biết: “Hiện nay, 27 trong số các quốc gia giàu có của thế giới đã trả ủng hộ việc gây quỹ toàn cầu để giải quyết sự biến đổi khí hậu tại các nước đang phát triển”.
Một thành viên tham gia hội nghị này đã đổ lỗi những cảnh báo của Liên minh châu Âu cho một số nước mà ông cho là “lường trướcđược một sự thất bại tại Copenhagen”.
Ủy ban châu Âu được ủng hộ bởi các nước như Đan Mạch, Phần Lan đã cho rằng Liên minh châu Âu có nguy cơ sẽ bị lu mờ danh tiếng với cương vị là một lãnh đạo thế giới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nếu họ không tự cam kết với một lượng hỗ trợ cụ thể cho các nước nghèo. Đức cũng quả quyết rằng, Liên minh châu Âu sẽ không đưa ra cam kết cụ thể nào cho tới khi biết rõ quyết định hỗ trợ từ các nước giàu khác (điển hình là Mỹ) và những nỗ lực của Trung Quốc cùng các quốc gia phát triển nhanh khác. Bên cạnh đó, Ba Lan cũng đứng đầu một phe gồm 9 nước ít phong lưu hơn của Liên minh châu Âu phản đối đưa ra hỗ trợ tài chính rõ ràng cho tới khi họ biết họ buộc phải trả bao nhiêu.
Trong một quyền đặc nhượng đối với nhóm này, các lãnh đạo châu Âu chấp thuận rằng các Chính phủ sẽ tự do đóng góp trên cơ sở tình nguyện cho quỹ “tăng tốc nhanh” mà có thể được chuyển lại cho các nước đang phát triển trong 3 năm tiếp theo. Đề suất của Liên minh châu Âu sẽ phải được bổ sung với một lượng tài chính lớn từ lĩnh vực tư nhân như Ủy ban châu Âu ước tính các nước nghèo sẽ cần 100 tỷ Euro mỗi năm tới năm 2020 để cắt giảm lượng khí thải và thích nghi với những tác động của tình trạng nóng lên toàn cầu.
Hội nghị này diễn ra sau khi các Bộ trưởng từ 2 trong số các nền kinh tế đáng gờm của châu Á đã cho biết những mối lo về hiện tượng biến đổi khí hậu không được làm tổn hại tới kinh doanh. Theo ông Choi Kyung-hwan, Bộ trưởng kinh tế tri thức của Hàn Quốc “Chúng ta nên kiểm tra xem bao nhiêu việc làm sẽ bị mất đi và liệu tính cạnh tranh của các ngành chủ chốt có được duy trì hay không”.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com