Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hy Lạp huy động 2,9 tỷ USD để chống khủng hoảng

Đứng trước nguy cơ vợ nợ quốc gia, Chính phủ Hy Lạp hôm 16/12 cho biết đã phát hành một đợt tín phiếu lãi suất rất cao cho 5 ngân hàng lớn tại châu Âu để tạm thời huy động 2 tỷ Euro (2,9 tỷ USD) nhằm ổn định thị trường tài chính trong nước.

Tín phiếu phát hành lần này, đáo hạn tháng 2/2015, có lãi suất cao hơn lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 6 tháng tới 250 điểm cơ bản (tương đương lãi suất Euribor kỳ hạn 6 tháng cộng thêm 2,5%).

Các ngân hàng tham gia đợt mua này bao gồm: National Bank of Greece SA, Alpha Bank AE, EFG Eurobank Ergasias SA, Piraeus Bank SA và Sanpaolo IMI SpA.

Tuần trước, thị trường chứng khoán Hy Lạp lao dốc do giới đầu tư lo ngại chính phủ nước này có thể sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ trong bối cảnh thâm hụt ngân sách tăng vọt.

Trong hai ngày vừa qua, Thủ tướng George Papandreou đã buộc phải kêu gọi các tổ chức công đoàn và giới chủ trợ giúp chính phủ chống lại khủng hoảng. Trong khi Bộ trưởng Tài chính George Papaconstantiou cho biết chưa có bất cứ cuộc thương thuyết để giải cứu quốc gia này.

“Hiện tại các thị trường vẫn phản ứng đầy lo ngại đối với tình hình tài chính của Hy Lạp trong ngắn hạn. Các chính sách có thể áp dụng được, trong khả năng của nước này, tất cả đều gặp nhiều khó khăn”, - một nhóm chuyên gia phân tích của BNP Paribas SA cho biết.

Lãi suất tín phiếu kho bạc kỳ hạn hai năm của chính phủ Hy Lạp hôm qua (15/12) đã tăng thêm 28 điểm phần trăm lên 3,39% - mức cao nhất kể từ 11/3.

Trong khi, chênh lệch lãi suất để giới đầu tư chuyển từ trái phiếu 10 năm của Đức sang nắm giữ trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Hy Lạp tăng thêm 21 điểm cơ bản lên 250 điểm (2,5%) - mức cao nhất kể từ 2/4.

“Trong vòng 3 tháng tới, chúng tôi sẽ đưa ra những quyết định mà đã không được áp dụng trong nhiều thập kỷ qua”, Papandreou nói và ông cho biết thêm nhiều giải pháp sẽ “đau đớn”, tuy nhiên, ông cũng hứa sẽ bảo vệ những người nghèo và tầng lớp trung lưu.

Theo các chuyên gia, bài phát biểu không thuyết phục của Papandreou khiến các nhà đầu tư gia vẫn còn nhiều nghi ngờ về sự phục hồi của các thị trường. Sở dĩ có tâm lý này là vì ông thủ tướng đã không đưa ra được các phương án cụ thể để giảm thâm hụt ngân sách.

Được biết, chi phí cho các khoản bảo lãnh tín dụng trong trường hợp phá sản (credit-default swaps) hôm qua tăng thêm 25,5 điểm cơ bản (basic points) lên 245,5 điểm.

Credit-default swaps là hợp đồng theo đó người mua các loại chứng khoán sẽ được trả lại tiền bằng mệnh giá và lãi theo điểm cơ bản trong trường hợp doanh nghiệp phá sản. Mỗi điểm cơ bản tương đương 1.000 USD cho khoản nợ 10 triệu USD trong vòng năm năm.

(ATPVietnam)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Eurozone chính thức thoát khỏi suy thoái kinh tế
  • Doanh số bán lẻ tại London tăng trước dịp giáng sinh
  • Những mối nguy hiểm cho kinh tế Hungary
  • Áo cũng muốn tham gia vào "Dòng chảy phương Nam"
  • Hy lạp: tăng cường “thắt lưng buộc bụng”
  • Các nhà máy tinh chế dầu tại Châu Á vượt Mỹ
  • Nga cắt nguồn cung khí đốt sang Armenia
  • London - thành phố kém "xanh" nhất châu Âu