Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Liên minh châu Âu không thành công trong việc đạt tới thỏa thuận về chính sách đối ngoại

Một cuộc tranh luận về việc kiểm soát chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU) khởi phát chưa đầy một tuần sau khi liên minh 27 quốc gia này thông qua Hiệp định Lisbon - Hiệp định được lập ra với mục đích cải thiện các thủ tục trong việc đưa ra quyết định và nâng cao ảnh hưởng toàn cầu của EU.

Cuộc tranh luận này đưa các quốc gia muốn nâng cao quyền lực của bà Ashton, người được ủy nhiệm với tư cách lãnh tụ cấp cao về chính sách đối ngoại của EU đọ sức với các quốc gia như Pháp và Bồ Đào Nha, các quốc gia kiên quyết bảo vệ vai trò của các chính phủ trong các mối quan hệ đối ngoại.

Các Bộ trưởng ngoại giao của EU đã bàn luận về vấn đề này tại một cuộc họp hai ngày bắt đầu từ thứ 2 (7/12). Cuộc họp này là bước chuẩn bị cho một hội nghị của lãnh đạo 27 nước và các Chính phủ diễn ra vào thứ 5 và thứ 6 (ngày 10-11/12).

Một số quốc gia Châu Âu tỏ ra tức giận với quyết định của Thụy Điển - quốc gia giữ cương vị chủ tọa luân phiên 6 tháng của EU vì đã không mời các Bộ trưởng ngoại giao tới hội nghị này mặc dù đó là thủ tục theo hiệp ước Lisbon.

Ông Alexander Stubb - Bộ trưởng ngoại giao của Phần Lan cho biết: “Rất nhiều đồng sự của tôi đang ca thán rằng họ sẽ không tham gia các hội nghị của EU. Tuy nhiên, vấn đề này đã được chuẩn bị trong 7 năm. Có quá nhiều người đang suy xét về các điều khoản của hiệp ước cũ. Họ muốn hủy bỏ các định chế mới đó”.

Cơ sở của cuộc tranh luận này là ở một số thủ phủ có một nhận thức rằng cả bà Ashton người đã đương chức trong 14 tháng với tư cách là ủy viên thương mại châu Âu và ông Herman Van Romguy, thủ tướng cũ của Bỉ hiện tại là chủ tịch nhiệm kỳ đầu tiên của EU đều không phải là một nhân vật quan trọng trên phạm vi thế giới.

Ông Stubb cho biết: “Chúng tôi cần thay đổi hoàn toàn quan điểm của các Bộ trưởng ngoại giao quốc gia. Bà Cathy Ashton là lãnh đạo và là thủ lĩnh của chúng tôi. Tôi nghĩ bà sẽ là mẫu người mà chúng tôi cần. Tôi cũng rất vui vì bà là một người Anh bởi vì không có một chính sách đối ngoại nào của châu Âu mà không liên quan tới nước Anh, Pháp và Đức”.

Sự bổ nhiệm của bà Ashton là tùy thuộc vào sự khẳng định lại của nghị viện Châu Âu. Nếu được phê chuẩn, bà sẽ giữ một trong những vị trí quyền lực nhất, kiểm soát một ngân sách hàng năm trị giá 4 tỷ Euro (tương đương 5.9 tỷ USD) và một dịch vụ đối ngoại toàn cầu dự kiến sẽ thuê tới 3000 nhân viên.

Những người ủng hộ cho việc giảm bớt vai trò của các chính phủ quốc gia đã bỏ lỡ một cuộc tranh luận trong tuần vừa qua khi nó được quyết định với sự vắng mặt của bà Ashton - Bộ trưởng ngoại giao của nước này đồng thời là người nắm giữ chức chủ tịch luân phiên sẽ chủ trì các cuộc họp hàng tháng của các Bộ trưởng ngoại giao của liên minh.

Một cuộc tranh luận khác quan tâm đến việc ai sẽ giữ chức chủ tịch cho các cuộc họp của các đại sứ EU tại Washington, Bắc Kinh và các thủ phủ khác. Theo các hiệp định cũ của châu Âu thì đại sứ của nước đó sẽ giữ chức chủ tịch luân phiên. Những người ủng hộ cho một chính sách đối ngoại của châu Âu hội nhập hơn mong muốn các cuộc họp như vậy sẽ do các đại sứ có thể trả lời bà Ashton làm chủ tịch.

Theo ông Stubb, các Bộ trưởng ngoại giao quốc gia mặc dù bị đánh giá thấp về tầm quan trọng theo hiệp ước Lisbon lại có thể được trao cho vai trò như những đại sứ ngoại giao đặc biệt của EU.

(Theo Bùi Huyền // Diễn đàn doanh nghiệp // FT)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Pháp: Đường ống Trung Á - biểu tượng sức mạnh của Trung Quốc
  • Châu Âu trước những đe dọa do biến đổi khí hậu
  • ECB bỏ 1 số biện pháp áp dụng trong khủng hoảng
  • Pháp phản đối cấm vận nhiên liệu đối với Iran
  • Anh tăng dự đoán tăng trưởng kinh trong năm 2010
  • Nga: cấm bắn pháo hoa sau vụ cháy kinh hoàng
  • Năm 2012, kinh tế Nga sẽ đạt mức tiền khủng hoảng
  • Liên bang Nga và COP 15