Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nga: Chặng đường gia nhập WTO vẫn chưa tới hồi kết

Hãng thông tấn quốc tế của Nga Interfax ngày 16/4 đưa tin, mới đây tại hội nghị đại biểu liên minh các nhà doanh nghiệp công nghiệp Nga, Phó thủ tướng thứ nhất của Nga Igor Shuvalov cho biết, việc Nga có thể hoàn thành trình tự luật pháp gia nhập WTO đúng thời hạn hay không còn phải phụ thuộc vào Mỹ và Liên minh châu Âu chứ không phải Nga. Phó thủ tướng còn cho biết, thông qua cố vấn pháp lý, hiện Nga mới tin rằng, việc xây dựng Liên minh thuế quan không gian kinh tế thống nhất của Nga, Belarus và Kazakhstan phù hợp với nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới WTO.

Tháng 6/2009, chính phủ ba nước Nga, Belarus và Kazakhstan quyết định dùng hình thức liên minh thuế quan chung để gia nhập WTO, cung như các bên lần lượt ngừng đàm phán song phương để gia nhập WTO, đồng thời quyết định dùng hình thức các quốc gia liên minh thuế quan và điều kiện ngang nhau để cùng gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Cách đây không lâu, đại diện của WTO cho biết, Nga không thể lấy thân phận nước thành viên của Liên minh thuế quan để gia nhập tổ chức này.

Để trở thành thành viên chính thức của WTO, Nga cần nhận được sự đồng thuận của tất cả 153 nước thành viên đặc biệt là Mỹ và EU. Đây cũng là lý do khiến tiến trình gia nhập WTO của Nga trở nên phức tạp. Các vòng đối thoại thường đi vào bế tắc do các bên liên quan không thể vừa tìm được tiếng nói chung trong khi vừa đảm bảo được quyền lợi cho các nhà sản xuất của mình. Cụ thể, Nga đã nhiều lần bị các nước khác lên tiếng chỉ trích vì tăng thuế gỗ cũng như đưa ra các biện pháp nhằm hỗ trợ công nghiệp ô tô và lĩnh vực nông nghiệp trong nước.

Vậy tại sao việc gia nhập WTO lại quan trọng đối với nước Nga và Nga phải bỏ ra nhiều nỗ lực để theo đuổi tiến trình này?

Với tư cách là một thành viên WTO, việc tiếp cận các thị trường nước ngoài sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với Nga do tránh được những rào cản thuế quan và phi thuế quan. Trung bình mỗi năm, Nga mất khoảng 2,5 tỷ USD do vấp phải những biện pháp mang tính “phân biệt đối xử” khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Mở ra cách tiếp cận dễ dàng hơn đối với các thị trường này cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích nền sản xuất trong nước – một chủ trương vốn được nhiều nhà chức trách Nga ủng hộ.

Một khía cạnh tích cực khác đối với Nga khi gia nhập WTO đó là nước này sẽ được tham gia vào quá trình phát triển và cải tổ của các luật lệ thương mại quốc tế. Từ trước đến nay, Nga không thể gia nhập vào tiến trình này và điều đó cũng đồng nghĩa với nguy cơ các luật lệ do các nước khác thông qua không phản ánh đúng lợi ích về chính sách cạnh tranh, đầu tư và năng lượng của nước Nga.

Mặt khác, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, việc gia nhập WTO sẽ khiến Nga gặp nhiều khó khăn trong việc thông qua các khoản thuế nhằm hạn chế tình trạng để hàng nước ngoài thay thế một số mặt hàng sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, cũng có một số chuyên gia cho rằng, các chính sách thuế nghiêm khắc của các nước thành viên WTO sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách của Nga từ các khoản thuế nhập khẩu.

Tuy nhiên, những tác động của việc gia nhập WTO là khác nhau đối với từng nền kinh tế. Cụ thể, lĩnh vực công nghiệp thép và hoá học của Nga dự kiến sẽ thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ khi nước này trở thành thành viên của WTO bởi các nước thành viên khác sẽ buộc phải dỡ bỏ thuế chống bán phá giá nhằm bảo vệ thị trường của họ trước các sản phẩm xuất xứ từ Nga.

Trong khi đó, các công ty thuộc một số lĩnh vực vốn đang phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các nhà sản xuất nước ngoài như thực phẩm, cơ khí, công nghiệp nhẹ, nông nghiệp lại phản đối mạnh mẽ việc gia nhập WTO bởi việc mở rộng cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài cũng đồng nghĩa với nguy cơ họ sẽ phải đối mặt với khả năng phá sản.

Tuy nhiên, việc gia nhập WTO cũng mang lại những lợi ích nhất định cho người tiêu dùng Nga bởi điều này mở rộng cánh cửa thị trường nước này cho các ngân hàng, công ty xây dựng và thực phẩm nước ngoài cũng như giảm thuế đối với mặt hàng xe hơi nhập khẩu.

Cuối cùng, việc mở rộng cạnh tranh với các công ty nước ngoài sẽ buộc các nhà sản xuất Nga phải hạ giá thành sản phẩm thông qua việc cắt giảm chi phí và lợi nhuận nếu muốn tồn tại

(Trang tin VN&QT)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Anh Quốc thử nghiệm trái phiếu tác động xã hội
  • Tham vọng khó thành
  • Cú sốc mới trên chính trường Hà Lan
  • Quan hệ Nga - Pháp lên tầm cao mới?
  • “Bộ trưởng cho thuê”
  • Khám phá chiếc chuyên cơ định mệnh của Tổng thống Ba Lan
  • Châu Âu đồng loạt trấn áp mafia
  • Liệu “IMF của châu Âu” có thành hiện thực?