Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quan điểm của châu Âu về dự án South Stream

Ủy viên phụ trách năng lượng của EU Guenther Oettinger cho biết, việc hiện đại hóa hệ thống vận chuyển khí đốt Ukraine là dự án kinh doanh thành công hơn dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt South Stream của Nga.

Theo ông, “không có lộ trình nào hiệu quả và đáng tin cậy hơn so với đường ống vận chuyển quá cảnh của Ukraine”.

Tuy nhiên, phát biểu tại cuộc gặp với Thủ tướng Ukraine Mykola Azarov hôm 28/7 tại Kiev, ủy viên phụ trách năng lượng của EU cũng cho rằng, khí đốt đóng vai trò "khá ấn tượng" trong việc cân bằng năng lượng của châu Âu trong 40 năm tới.

Về phía mình, TTg Ukraine cho biết, Ukraine quan tâm đến khối lượng khí đốt bơm qua lãnh thổ của mình khi có xác nhận cả từ phía EU và phía Nga.

Ông Oettinger thông báo, Hội nghị thượng đỉnh ba bên Ukraine – EU – Nga có thể sẽ làm rõ khả năng sử dụng đường ống dẫn khí ở phía nam Ukraine thay cho đường ống dẫn khí South Stream.

EU và Ukraine đang cố gắng thuyết phục Nga ngừng xây dựng đường ống dẫn khí South Stream. Hôm 02/7, TT Ukraine Viktor Yanukovych đã đề xuất Nga và EU xây dựng đường ống dẫn khí bổ sung trên lãnh thổ Ukraine để tăng lượng khí đốt của Nga sang châu Âu.

Hôm 07/7, Bộ trưởng Nhiên liệu và Năng lượng Ukraine Yuriy Boyko đề xuất Nga và EU dự án thay thế cho dự án South Stream là hai đường ống dẫn khí Sous và Ananiev – Ishmael.

Trên thực tế, Kiev không được lợi từ việc xây dựng đường ống dẫn South Stream, bởi đường ống này có thể làm giảm đáng kể lượng khí đốt quá cảnh qua lãnh thổ quốc gia này. Hiện tại, 80% lượng khí đốt của Nga sang châu Âu đi qua lãnh thổ Ukraine.

Hiện tại, Brussels cũng đang thúc đẩy dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nabucco, được xem là đối thủ cạnh tranh của Nga. Đường ống này nếu được xây dựng sẽ giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga. Hiện nay, ¼ lượng khí đốt của EU bắt nguồn từ Nga, và tại Đức lượng khí đốt đến từ Nga chiếm 37%.

Các chuyên gia cho rằng, đề nghị của Ukraine là khá thực dụng trong việc đầu tư hệ thống vận chuyển khí đốt của đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế, các chuyên ra cũng cho rằng, Ukraine không thể thay thế thực sự South Stream. Thứ nhất là do sự thiếu minh bạch về thuế khí đốt. Thứ hai, các cuộc xung đột thương mại trong quá khứ giữa Nga và Ukraine về việc trung chuyển khí đốt qua lãnh thổ Ukraine vẫn chưa nguôi hẳn.

“Nga với sự quan tâm đặc biệt tới “dòng chảy phương Nam” sẽ tiến hành vận động hành lang cho dự án này, đặc biệt thỏa thuận trong những tháng gần đây mà Nga đạt được cho thấy các công ty phuơng Tây đang quan tâm tới việc xây dựng đường ống South Stream,” các chuyên gia cho biết.

Các dự án Ukraine vẫn cần phải có sự phối hợp về kỹ thuật. Trong khi đó, việc xây dựng đường ống South Stream được dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 11/2010, hoặc thậm chí có thể bắt đầu trước đó.

(vitinfo)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Cách nhìn của người Đức về nợ nần
  • Nước giàu vay tiền nước nghèo
  • Châu Âu có tan rã sau khủng hoảng?
  • Các nước A-rập với chiến lược "giải cơn khát"
  • Tập đoàn BP nhất trí thay “tướng”
  • Châu Âu làm "cách mạng năng lượng xanh"
  • Căng thẳng ngoại giao làm Hoàng Hải dậy sóng
  • Vợ chồng Tổng thống Pháp nhận tài trợ bất hợp pháp?