Năm 2009 đang trôi vào những giờ phút cuối cùng đã ghi dấu sự chuyển mình khá ấn tượng của châu Âu với nỗ lực củng cố mạnh mẽ vị thế trên trường quốc tế và sự can dự vào nhiều vấn đề nóng bỏng của thế giới.
![]() |
Châu Âu đã có những thay đổi bước ngoặt trong năm 2009. |
Hiệp ước về cải cách các thể chế quyền lực của EU này là một văn bản pháp lý quan trọng với hy vọng sẽ mang lại cho EU sự đoàn kết và thịnh vượng mới. Theo tinh thần bản Hiệp ước vừa có hiệu lực (ngày 1-12), hai vị trí được xem là đại diện cho "gương mặt" và "tiếng nói' của khối là chức vụ Chủ tịch cùng Ngoại trưởng EU đã được giao cho cựu Thủ tướng Bỉ Hécman Van Rômpuy và bà Catơrin Axtôn, người Anh. Bộ đôi này sẽ chèo lái con thuyền EU với hơn 500 triệu dân trong tiến trình thực hiện cải cách và thay đổi để phù hợp với quy mô mở rộng và nâng cao hơn vị thế của EU trên vũ đài quốc tế.Trước thềm năm mới, nhiều "giấc mơ châu Âu" đã có cơ sở để hiện thực hóa. Đó là giấc mơ về một tiếng nói mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế cũng như phát huy tối đa những giá trị vốn có của sự đa dạng về kinh tế, phong phú về văn hóa và phát triển bền vững. Đó cũng là giấc mơ về một châu Âu mà các quốc gia tồn tại bình đẳng và hỗ trợ nhau.
Sự mong muốn khẳng định vị thế đầu tiên được thể hiện rõ qua việc châu Âu giữ vai trò tiên phong trong cuộc chiến chống sự ấm lên của Trái đất cũng như trong các cuộc đàm phán cam go để có được cam kết mang tính đột phá về cắt giảm khí thải và hỗ trợ tài chính trị giá 3,6 tỷ USD mỗi năm, từ năm 2010 đến 2012 cho những nước đang phát triển nhằm chống lại tác động khôn lường của biến đổi khí hậu. Cũng với khao khát ấy, EU đã có những bước đi mới để mở rộng tầm ảnh hưởng khi không ngần ngại gạt bỏ bất đồng để phá băng trong quan hệ với Nga, một đối tác vô cùng quan trọng đối với sự phát triển ổn định của châu lục. Qua đó, EU và Nga đã đạt được đồng thuận trong nhiều vấn đề mang tính chiến lược phù hợp với lợi ích của cả hai bên trong tình hình hiện nay. Sự kiện EU quyết định mở các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại tự do với các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hôm 24-12 vừa qua cũng được xem là bước đi mới trong chính sách mở rộng tầm ảnh hưởng. Châu Âu hy vọng với việc thắt chặt hơn nữa quan hệ kinh tế với ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ ba của EU với kim ngạch song phương lên tới 240 tỷ USD trong năm 2008, con tàu châu Âu sẽ có thêm động lực để tiến về phía trước.
Tuy nhiên, mặc dù đã có những bước đột phá đầu tiên trong nhiều vấn đề mang tính sống còn, châu Âu vẫn phải đối diện với những mối nghi ngại như khoảng cách kinh tế giữa các quốc gia thành viên, tình trạng bất ổn về chính trị tại một số nước hay sự khác biệt về đường lối giữa các trụ cột gồm: Anh, Pháp và Đức. Xa hơn nữa là những bất đồng giữa các thành viên EU về các vấn đề quốc tế, như cuộc chiến ở Irắc hay Ápghanixtan. Bên cạnh đó, sự nhất thể hóa châu Âu không phải đã hoàn hảo khi cơ chế chủ tịch luân phiên vẫn được duy trì bên cạnh vị Chủ tịch EU khiến nhiều người lo ngại một cỗ máy cồng kềnh như vậy sẽ gặp khó khăn hơn. Ngoài ra, sự thống nhất châu lục dường như đang có xu hướng co cụm, bảo hộ về kinh tế qua việc các thành viên EU áp thuế bán phá giá đối với sản phẩm từ các nền kinh tế khác. Tuy nhiên, vấn đề nội tại lớn nhất của châu Âu trước năm mới là triển vọng hồi phục kinh tế khi lục địa này được đánh giá là vẫn "chậm chạp" do tăng trưởng trung bình chỉ đạt khoảng 1,2 đến 1,4% trong năm so với tốc độ bình quân 4% của toàn thế giới.
Dẫu vậy, năm 2009, vẫn là khoảng thời gian vừa đủ để châu Âu có sự "thay da đổi thịt". Đây là điều mà chưa một châu lục nào làm được để vượt lên các thách thức trong năm mới. Đó chính là thành công từ quyết tâm gây dựng sự thịnh vượng từ đoàn kết, thu hẹp bất đồng trên cơ sở thỏa hiệp về lợi ích và sự tôn trọng lẫn nhau.
(Theo Vân Khanh/HNM)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com