Theo nguồn tin Bloomberg dẫn báo cáo của Bộ Tài Chính Bồ Đào Nha, kinh tế nước này sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm tới bởi tăng trưởng ở Châu Âu chậm lại và các biện pháp khắc khổ để giảm khoản thâm hụt ngân sách lớn thứ 4 Châu Âu – đang kìm chân đà hồi phục kinh tế của nước này.
Trước áp lực từ các nhà lãnh đạo EU và yêu cầu của việc xoa dịu những căng thẳng trên các thị trường tài chính về tình hình tài chính công của nước mình, Thủ tướng Bồ Đào Nha đã công bố các biện pháp thắt chặt chi tiêu hà khắc nhằm đưa thâm hụt ngân sách về tầm kiểm soát.
Bồ Đào Nha đã công bố một gói thắt lưng buộc bụng mới nhằm tái đảm bảo với các thị trường rằng họ sẽ đáp ứng được các mục tiêu giảm thiểu thâm hụt đầy tham vọng của mình và không phải tìm kiếm các nguồn hỗ trợ khẩn cấp nào nữa trong cuộc khủng hoảng kiểu Hy Lạp.Bộ Tài Chính cho biết kế hoạch chi tiêu cho năm 2011 dự kiến sẽ tăng 0,2%, giảm so với 0,5% dự báo hồi tháng 5. Tăng trưởng trong năm nay sẽ ở mức 1,3.
Bộ Tài chính, Fernando Teixeira dos Santos, dự báo nợ của lĩnh vực công công – tính theo tổng sản phẩm quốc nội – sẽ tăng lên 86,6% trong năm 2011, so với 82,1% của năm nay.
Teixeira dos Santos dự báo tỷ lệ này sẽ ổn định lại vào năm 2012, và bắt đầu giảm vào năm 2013.
Ông dự báo thu nhập từ việc tư nhân hoá sẽ đạt 1,87 tỷ Euro trong năm 2011 (2,6 tỷ USD).
Chính phủ đã đạt được sự đồng thuận với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu của đất nước là Portugal Telecom về việc chuyển giao các quỹ hưu trí tại tập đoàn này sang tay nhà nước. Điều này sẽ khiến nguồn thu ngân sách quốc gia có thêm 2,6 tỉ euro trong năm nay, giúp chính phủ đáp ứng tốt hơn với mục tiêu về thâm hụt của mình.Biện pháp thắt chặt chi tiêu cũng bao gồm việc đóng băng quỹ hưu trí nhà nước vào năm 2011 và giảm tới 25% quỹ chi trả xã hội. Có một lãnh đạo đối lập đảng cánh tả còn nhận xét đây là một biện pháp “tàn nhẫn”.Chính phủ ước tính nhu cầu tài chính ròng của nhà nước năm 2011 sẽ lên tới 10,7 tỷ Euro, thấp hơn 31% so với năm 2010.
Chính phủ Bồ Đào đang cố gắng giảm thâm hụt ngân sách sau khi thâm hụt 9,3% GDP trong năm2009, mức thâp hụt cao thứ 3 trong khối 16 nước sử dụng đồng Euro, sau Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha. Chính phủ nhằm giảm thâm hụt xuống 7,3% trong năm nay, giảm tiếp 2 điểm % GDP vào năm 2011, và nỗ lực để đạt mức hạn chế của EU là 3% vào năm 2012, đồng thời ngân sách từ thuế sẽ tăng được thêm khoảng 1 điểm % GDP,Tuy vậy, số liệu gần đây cho thấy, thâm hụt của nước này đã tăng thêm khoảng 400 triệu euro trong 7 tháng đầu tiên của năm nay so với cùng kỳ năm trước, khiến Bồ Đào Nha trở thành quốc gia vùng ngoại vi eurozone duy nhất không có được tiến trình quan trọng trong việc củng cố nền tài chính công trong năm nay.Cũng giống như Ai-len, Bồ Đào Nha đã nhận thấy chi phí đi vay của họ leo lên các mức cao kỷ lục trong tuần này giữa bối cảnh các thị trường lo ngại rằng 2 quốc gia kể trên có thể bị buộc phải tìm kiếm các khoản cứu trợ từ cộng đồng quốc tế và sẽ châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng nợ mới tại eurozone.Jorg Decressin, giám đốc nghiên cứu kinh tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 6/10 đã dự báo kinh tế Bồ Đào Nha có thể giảm 1,4% trong năm tới nếu áp dụng các biện pháp giảm thâm hụt.
Standard & Poor’s ngày 4/10 cũng dự báo kinh tế Bồ Đào Nha sẽ giảm 1,8% trong năm tới và trì trệ vào năm 2012.
Kinh tế Bồ Đào Nha đã tăng trưởng trung bình dưới 1% mỗi năm kể từ năm 2000.
(Vinanet)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com