Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường Nga mất 26 tỷ USD do khủng hoảng Dubai

Quỹ nhà nước thiếu nợ Dubai World dường như đang gây ra một cuộc khủng hoảng thế giới mới. Nhiều nguồn tin cho biết sự sụp đổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào tại trung tâm hậu cần quốc tế này. Các chuyên gia nói rằng, TTCK Nga cũng mất chừng 26 tỷ USD chỉ trong vài phút sau khi tin khủng hoảng nợ Dubai đưa lại.

Tuy nhiên, sự hoảng loạn trong giới đầu tư đã không kéo dài và đồng RUB của Nga chỉ mất 20 Kopeck. Các chuyên gia cũng tin tưởng, đồng RUB có thể mất 10% giá trị vào cuối năm nay và thêm 10% nữa vào quý I/2010. Điều này sẽ gây ra sự trì trệ trong nền kinh tế Nga và một nguy cơ mất giá mới.

Bùng nổ tín dụng có thể là điều dễ hiểu tại ốc đảo xinh đẹp với những hàng cọ thẳng tắp, tòa biệt thự sang trọng và những khách sạn hạng sang này. Vấn đề của Dubai World đã tàn phá đáng kể kinh tế toàn cầu.

Đứng bên bờ vực thiếu nợ nghiêm trọng, Dubai World đã yêu cầu các chủ nợ gia hạn thanh toán trong vòng ít nhất 6 tháng. Thị trường cho rằng thông tin này là một mối đe dọa đối với làn sóng khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đối với các nhà đầu tư, thông tin này đã gây sốc họ. Dự kiến, đất nước vùng vịnh Ba Tư này là một trong những nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với các nhà đầu tư.

Ngay lập tức, hai hãng xếp hạng tín dụng hàng đầu Standard & Poors và Moodys đã hạ thấp đánh giá tín nhiệm của Dubai World và nghĩ đến một khả năng thiếu nợ. Cùng thời điểm đó, các xếp hạng đối với nhiều công ty nhà nước của Dubai đã bị hạ thấp. Theo Credit Suisse, vị trí tín dụng của các ngân hàng châu Âu đối với vấn đề của các tập đoàn nhà nước Dubai ước đạt 40 tỷ USD. Theo Dow Jones, tháng 6/2008, các ngân hàng Anh HSBC, RBS và Lloyds, ngân hàng ING Groep của Hà Lan, Calyon (Pháp), Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ và Sumitomo Mitsui nằm trong rắc rối nợ nần với tiểu vương quốc này, tờ Kommersant đưa tin.

Ngày 02/12, các chỉ số chứng khoán của châu Âu sụt giảm từ 3-3,3%. Bản kê dự giá của các ngân hàng lớn nhất châu Âu sụt giảm mạnh nhất (4-8%). Cũng thời gian này, giao dịch hoán đổi tín dụng của Dubai đã thu được về giá.

Theo các quan chức Nga, không có tin xấu đối với các thể chế tài chính ở Nga. Tuy nhiên, tờ Nezavisimaya Gazeta đưa tin, các chuyên gia lại nghĩ rằng thị trường Nga có thể tồn đọng một số vấn đề khác. Ví dụ, Trung Quốc cũng đang trải qua cuộc bùng nổ tín dụng trong giới tiêu dùng và những sự kiện tương tự như ở Dubai rất có thể sẽ xảy đến.

Nga không bị ảnh hưởng đáng kể vì TTCK còn nghèo nàn. Mặt khác, lạm phát gia tăng sẽ được ghi nhận vào cuối năm nay khi đồng RUB mất vị trí so với các loại tiền tệ khác.

(Theo Hoa Tân // VitinFo // Marketoracle, Kommersant)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Ngân hàng Thụy Sĩ sẽ không còn bí mật
  • Nga và EU nỗ lực hàn gắn quan hệ
  • EU thông qua thỏa thuận giám sát tài chính châu Âu
  • Anh Quốc đang đi theo vết xe đổ của Dubai
  • Kinh tế Thụy Sĩ chính thức thoát khủng hoảng
  • Eurostat: Châu Âu đã thoát khỏi suy thoái kinh tế
  • Pháp có thể tham gia "Dòng chảy phương Nam"
  • Nga - Belarus - Kazakhstan ký văn kiện thành lập Liên minh thuế quan