Chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Ukraine trong năm 2009 đã rơi vào tình trạng khó khăn. Trước đó các chuyên gia cho rằng, do chịu tác động từ các nhân tố bất lợi như GDP sụt giảm, thương mại nước ngoài thu hẹp, tỷ lệ lạm phát cao, vì thế phục hồi kinh tế của Ukraine cần phải có thời gian. Tình hình kinh tế ngày càng xấu
Cơn bão tài chính toàn cầu đổ bộ vào mùa thu năm 2008 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế Ukraine vốn phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài và xuất khẩu, đặc biệt đã tác động mạnh mẽ tới các ngành trụ cột như gang thép, hóa chất, chế tạo máy móc.
Số liệu thống kê của quan chức Ukraine cho thấy, 3 quý trước của năm nay, GDP của nước này giảm 15,9%; 11 tháng trước giá trị công nghiệp giảm 24%; 3 quý trước tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 45,1%, xuống còn 34,3 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu giảm 51,3% xuống 35,4 tỷ USD, thâm hụt thương mại là 1,1 tỷ USD. Đồng thời, 11 tháng trước tỷ lệ lạm phát của Ukraine cao đạt 13,6%. Theo số liệu, chỉ số kinh tế vĩ mô của Ukraine là tồi tệ nhất trong số các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập CIS.
Ngoài ra, hệ thống ngân hàng của quốc gia này trong năm nay cũng thua lỗ nặng nề. Do một số ngân hàng thương mại rơi vào cuộc khủng hoảng vốn, chính phủ buộc phải tiếp quản khoảng 20 ngân hàng thương mại.
Sống dựa các khoản vay nước ngoài
Sau khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ, chính phủ Ukraine đã khẩn cấp cầu cứu viện trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và một số tổ chức tài chính phương Tây. Tháng 11/2008, IMF đã cung cấp khoản vay 16,4 tỷ USD cho Ukraine, nhằm hỗ trợ nước này đối phó với khủng hoảng. Hiện Ukraine đã nhận được 11 tỷ USD từ tổ chức này.
Tuy nhiên, theo các phương tiện truyền thông, do sự tranh chấp không ngừng giữa các Đảng phái chính trị trong nội bộ Ukraine và công cuộc cải cách kinh tế trong 1 năm qua thu về thành quả quá nhỏ, nên cách đây không lâu, IMF buộc phải làm giảm tốc độ hợp tác với Ukraine. Tổ chức này nhấn mạnh, chỉ còn cách đợi sau cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 17/1/2010 tới, mới có thể tiếp tục cung tiền cho Ukraine.
Ngày 11/12, chính phủ Ukraine đã thỉnh cầu IMF một khoản vay khẩp cẩn khoảng 2 tỷ USD, nhằm hỗ trợ nước này khắc phục khó khăn tài chính mà Ukraine đang đối mặt. Theo các chuyên gia, không có được sự hỗ trợ vốn của IMF, chính phủ Ukraine trong vài tháng tới sẽ khó mà trả lương, chi trả quỹ hưu trí, thanh toán nợ đúng thời hạn, ngoài ra còn phải trả tiền thu mua khí đốt mỗi tháng cho Nga.
Con đường phục hồi không bằng phẳng
Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và cứu vãn nền kinh tế, chính phủ Ukraine đã tìm mọi biện pháp để chống khủng hoảng, trong đó bao gồm ổn định tỷ giá tiền tệ trong nước, bơm vốn vào hệ thống ngân hàng, kích thích đầu tư và xuất khẩu, tạo cơ hội việc làm, cắt giảm chi tiêu cho chính phủ, tăng trợ cấp xã hội cho người nghèo.
Cố vấn kinh tế cao cấp của Tổng thống Ukraine Viktor Yushchenko – Shlapak cho biết, nền kinh tế Ukraine vào tháng 11/2009 đã chạm đáy, sau đó đã từ từ bước vào quỹ đạo phục hồi. Bộ Kinh tế và Ngân hàng trung ương Ukraine dự đoán, GDP năm 2010 của nước này sẽ tăng trưởng khoảng 3%.
Đa số các chuyên gia kinh tế cho rằng, kinh tế Ukraine đã qua được giai đoạn khó khăn nhất, tình hình kinh tế đang từ từ ổn định, có thể nửa đầu năm 2010 bắt đầu phục hồi. Tuy nhiên, một lượng lớn “tài xấu xấu” của khối ngân hàng vẫn cần phải thận trọng xử lý, nếu không có thể khiến nền kinh tế lại tiếp tục xấu đi. Ngoài ra, thời gian kéo dài của phục hồi kinh tế cũng sẽ phụ thuộc vào tính ổn định của chính trị.
( Trang tin VN&QT)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com