Đầu tháng 11, CIT - ngân hàng chuyên thực hiện cho vay với đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và là ngân hàng lớn nhất cấp tín dụng các nhà bán lẻ, đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản.
Đây là vụ phá sản lớn thứ năm trong lịch sử nước Mỹ, sau sự sụp đổ của các "đại gia" Lehman Brothers (691 tỷ USD), Washington Mutual (327,9 tỷ USD), WorldCom (103,9 tỷ USD) và General Motors (91 tỷ USD).
CIT làmột trong những ngân hàng hàng đầu nước Mỹ với lịch sử 101 năm hoạt động, khách hàng của công ty này lên tới hơn 1 triệu, trong đó có trên 300.000 nhà bán lẻ. Hiện CIT đang hoạt động tại hơn 50 nước trên thế giới. Các quan chức của CIT cho biết, chỉ có công ty chủ quản đệ đơn xin phá sản, còn hầu hết các chi nhánh quan trọng vẫn tiếp tục hoạt động.
Mặc dù vừa nhận được khoản tiền 4,5 tỷ USD từ một số nhà đầu tư sau khi bị Chính phủ Mỹ từ chối cung cấp tiền giải cứu lần thứ hai do đã nhận khoản tiền giải cứu đầu tiên (2,33 tỷ USD) hồi tháng 12-2008, song ngân hàng này vẫn phải đệ đơn xin bảo hộ phá sản vì không thể gượng dậy với những khoản nợ khổng lồ từ sau cuộc khủng hoảng tài chính. Trong đơn xin phá sản, CIT báo cáo tổng tài sản 71 tỷ USD nhưng lại đang chịu khoản nợ gần 65 tỷ USD.
Vụ phá sản được coi là lớn nhất trong lịch sử ngân hàng nước Mỹ này đã được dự đoán từ 1 tháng trước. Đây cũng không phải là một cú sốc với các nhà đầu tư, nhưng nó ngầm ám chỉ sự mỏng manh trong nền kinh tế Mỹ sau khủng hoảng. Việc CIT phá sản không chỉ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp nhỏ trên khắp nước Mỹ mà còn báo hiệu việc hoàn trả khoản tiền giải cứu 2,33 tỷ USD của chính quyền liên bang là khó thực hiện. Trong một tuyên bố, Chủ tịch CIT Gie-phri M.Pích cũng khẳng định việc tái cơ cấu sẽ cho phép ngân hàng này tiếp tục cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ cũng như các nhà bán lẻ, hai lĩnh vực tối quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ. Ngân hàng CIT sẽ nhận 1 tỷ USD từ tỷ phú Icahn để tái cơ cấu lại hoạt động. CIT cho biết sẽ cố gắng hoàn thành quá trình tái cơ cấu sau bảo hộ phá sản trong 2 tháng.
Dù không gây sốc cho thị trường tiền tệ Mỹ nhưng quyết định phá sản của CIT lại mang đến cho kinh tế Mỹ một mối quan tâm mới. Theo nhận định của nhiều chuyên gia phân tích, CIT tuyên bố phá sản đã khiến những hoài nghi về "sức khỏe" của nền kinh tế Mỹ lại bắt đầu.
Sau nhiều tháng bình lặng, vụ sụp đổ của ngân hàng CIT như một lời cảnh báo còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết đối với cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay. Chuyên gia phân tích thị trường và chuyên gia kinh tế vẫn hết sức lo ngại về hàng trăm tỷ USD trái phiếu bất động sản thương mại có khả năng mất trắng, làn sóng các ngân hàng đóng cửa và tỷ lệ thất nghiệp ngày một cao. Với sự sụp đổ của CIT, Mỹ và thế giới chưa thể cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính đã kết thúc; đồng thời khiến các nền kinh tế phải cảnh giác.
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com