Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân hàng nhỏ của Mỹ khốn đốn vì khủng hoảng

Những ngân hàng lớn của Mỹ có thể phải đối mặt với các quy định khó khăn, không chắc chắn, hay thay đổi.
Những ngân hàng lớn của Mỹ có thể phải đối mặt với các quy định khó khăn, không chắc chắn, hay thay đổi.

Trước sóng gió của thị trường, những ngân hàng vốn nhỏ bé của Mỹ giờ càng trở nên mỏng manh khi rơi vào tâm của cơn bão tín dụng.

Ngày 23/10/2009, Partners Bank ở Naples, Florida đã phải nhận danh hiệu không đáng tin cậy khi trở thành ngân hàng thứ 100 của Mỹ phá sản trong năm nay. Cùng ngày hôm đó, còn có sáu ngân hàng khác, hai ở Florida và số kia ở Minnesota, Wisconsin, Illinois, Georgia, gia nhập danh sách các DN thất bại do tác động của cuộc khủng hoảng tín dụng. Năm 2009 được chứng kiến nhiều ngân hàng phá sản hơn bất kỳ một năm nào trước đó kể từ 1992, riêng so với năm 1992 đã hơn 75 ngân hàng phá sản.

Sự suy sụp của các ngân hàng chứng tỏ khủng hoảng tài chính đã tác động mạnh như thế nào đến hệ thống ngân hàng và chúng đang dịch chuyển sự tập trung từ ngân hàng lớn sang ngân hàng nhỏ hơn. Những ngân hàng lớn của Mỹ có thể phải đối mặt với các quy định khó khăn, không chắc chắn, hay thay đổi nhưng họ có được sự ủng hộ của chính phủ. Hầu hết các ngân hàng này đều đa dạng hoạt động kinh doanh nên có thể bù đắp thua lỗ tín dụng bằng những khoản lợi nhuận ngày một tăng từ các món tiền đầu tư ngân hàng. Kết quả kinh doanh quý 3/2009 mới đây cho thấy sự quay trở lại này, thể hiện số lượng các khoản vay xấu đã đạt đỉnh để rồi sau đó sẽ chuyển sang xu hướng tích cực hơn.

Các ngân hàng nhỏ không nhận được sự ưu ái đó vì chúng quá nhỏ bé để có thể gây ra một mối đe dọa đối với toàn bộ hệ thống và cũng vì quy mô quá nhỏ nên không thể yêu cầu chính phủ cứu giúp. Và họ quá chú trọng hoạt động vào các bất động sản thương mại, một loại tài sản vẫn đang tiếp tục xuống giá nhanh. Capmark, một trong những nhà cho vay lớn nhất về bất động sản thương mại của Mỹ đã phải đệ đơn phá sản chủ nhật vừa qua.

Cuộc khủng hoảng với các ngân hàng nhỏ có thể không làm đe dọa tới hệ thống theo cách của các đại gia ngân hàng lớn nhưng đối với người dân đang đóng thuế cho chính phủ, đây là khoản phí tổn lớn. FDIC buộc phải làm việc với Bộ Tài chính Mỹ để tăng số tiền đối phó với tình trạng phá sản này lên tới 500 tỷ USD. Trước tình hình đó, Chính phủ của Tổng thống Obama đã đưa ra đề nghị tăng các khoản cho vay bảo đảm của Chính phủ dành riêng với DN nhỏ và tạo điều kiện hấp dẫn để các ngân hàng nhỏ vay vốn từ Chương trình cứu trợ khó khăn tài sản. Như thế bức tranh tài chính của Mỹ sẽ trở nên rõ nét hơn: khủng hoảng tài chính đang và sẽ hoành hành ở cấp độ địa phương. 

(Theo Hoa Chi // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Số ngân hàng phá sản tại Mỹ cao nhất trong 20 năm trở lại đây
  • Mỹ-Trung hợp tác phát triển năng lượng gió
  • Mỹ hoàn tất chuẩn bị phóng phi thuyền Atlantis
  • Nhà Trắng đã chính thức “tuyên chiến” trả đũa giới truyền thông
  • Mỹ: Phi công có thể bị cấm sử dụng latop trên máy bay
  • Thấy gì về quan hệ an ninh Mỹ-Nhật ?
  • Tham quan nơi ở bên ngoài Nhà Trắng của các TT Mỹ
  • UNDP: Trung Mỹ là khu vực bạo lực nhất thế giới