Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khai thác kim cương bằng bạo lực

Quy trình Kimberley (KPCS) được áp dụng 10 năm nay với mục đích ngăn chặn nạn khai thác kim cương bằng bạo lực tại châu Phi. Tuy nhiên, tính hiệu quả của quy trình này ngày càng bị nghi ngờ. Giới chỉ trích cho rằng việc khai thác kim cương hiện nay vẫn tránh được quy trình Kimberley.

Kim cương đang được coi là nguyên nhân chính dẫn đến các xung đột kéo dài hàng chục năm qua ở các nước châu Phi như Angola, Bờ Biển Ngà, Sierra Leone và Cộng hòa Congo.

Một báo cáo từ nhóm hoạt động xã hội Nhân chứng Toàn cầu (GW) còn khẳng định ở Zimbabwe, các nhân vật quân sự và chính trị chủ chốt của nước này đang khai thác các mỏ kim cương của đất nước bằng bạo lực.

Tình trạng khai thác kim cương bằng bạo lực vẫn diễn ra tràn lan sau 10 năm thiết lập Quy trình Kimberley.

Báo cáo của GW cho biết có 100-200 thợ mỏ bị giết ở vùng Marange, miền Đông Zimbabwe vào năm 2008, khi quân đội áp đặt sự kiểm soát quân sự ở các mỏ tại đó. Theo tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW), quân đội Zimbabwe bắt phụ nữ và trẻ em làm việc trong các khu mỏ, trong khi hành hạ và đánh đập cư dân địa phương trong vùng Marange.

Nhà hoạt động nhân quyền Farai Maguwu bị bắt hồi đầu tháng 6 với cáo buộc cung cấp thông tin sai về những mỏ kim cương ở Chiadzwa cho các nhà giám sát quy trình Kimberley. “Binh lính bị cáo buộc có những hoạt động khai thác trái phép và là những người phải chịu trách nhiệm trước tiên đối với việc kim cương bị khai thác và xuất khẩu bằng những con đường không đúng quy trình sang các nước lân cận và ra thế giới. Có những báo cáo và nhiều chứng cứ về các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đang diễn ra ở các mỏ kim cương Chiadzwa. Phụ nữ bị hiếp dâm tập thể bởi binh lính và cảnh sát” - ông nói.

Maguwu còn cho rằng Bộ trưởng Bộ Khai khoáng Zimbabwe Obert Moses Mpofu đã vi phạm luật pháp của Zimbabwe khi bí mật thành lập các công ty và cấp phép cho họ khai thác tài nguyên công cộng. GW kết luận rằng những người hưởng lợi chính là đảng phái của Tổng thống Mugabe và những người ủng hộ ông.

Quy trình Kimberley yêu cầu Chính phủ Zimbabwe không được bán kim cương từ Marange cho đến khi chúng được chứng nhận, nhưng những kẻ buôn kim cương lậu đã chuyển nó ra khỏi đất nước qua Mozambique và Nam Phi.

Các nhà điều tra tin rằng hầu hết số kim cương phi pháp đó tìm đường đến Dubai và Lebanon, nơi chúng được trộn lẫn với những viên kim cương từ các nguồn hợp pháp và cuối cùng bán lại cho phương Tây. Quân đội Zimbabwe đã phủ nhận mọi cáo buộc. Hồi tháng 2, Tổng thống Robert Mugabe đe dọa sẽ bỏ quy trình Kimberley sau khi Zimbabwe bị ra hạn chót tháng 6 phải chứng minh được các mỏ kim cương của họ đang hoạt động đúng quy trình.

Quy trình Kimberley còn đặt ra những yêu cầu đối với các nước sản xuất kim cương thành viên, từ đó đảm bảo chúng được chứng nhận là “kim cương sạch” khi xuất khẩu ra nước ngoài. Nhưng cuộc khủng hoảng ở Zimbabwe đang chôn vùi những nỗ lực của quốc tế trong việc bài trừ “kim cương máu”. Những quan ngại về tính hiệu quả của quy trình Kimberley đã dẫn đến việc từ chức của một trong những người thiết lập nên hệ thống KPCS.

Ở những nước bất ổn như Angola, Sierra Leone và Congo, sự kiểm soát của chính quyền trung ương rất yếu. “Chính quyền Congo không biết xuất xứ của 40% kim cương trong nước” - Ian Smilie, một sáng lập viên của KPCS, nói.

Vấn đề là bất kỳ quyết định nào của KPCS đều phải được sự đồng thuận của tất cả các chính phủ thành viên. Zimbabwe là một thành viên của KPCS, nên nếu họ không đồng ý, không quyết định nào có thể đưa ra.

(Theo Vĩnh Cẩm // SGGP Online // BBC)

  • Nam Phi có sáng kiến mới chống săn bắn tê giác
  • Sự trỗi dậy ngọt ngào của châu Phi
  • Châu Phi: Nghèo đói trên núi vàng
  • Châu Phi bắt đầu 'ớn' đầu tư Trung Quốc?
  • Mỹ Latin bùng nổ trong khủng hoảng
  • Đổ xô đến châu Phi kinh doanh rượu bia
  • Trung Quốc muốn gì ở châu Phi?
  • Trung Quốc xây “thành phố ma” giữa lòng châu Phi
  • Châu Phi với bài toán việc làm
  • Dành 67 phút làm việc vì cựu Tổng thống Mandela
  • Kinh tế Nam Phi sau World Cup liệu có khởi sắc ?
  • Thủ đô Algiers tích cực xóa các khu nhà ổ chuột
  • Tạm biệt Nam Phi, hẹn gặp Brazil 2014
  • Kinh tế Châu Phi: Triển vọng 2010 và 2011
  • Doanh nghiệp lớn Nam Phi tăng lợi nhuận từ World Cup
  • 120 triệu người Tây Phi có thể bị bệnh sốt vàng da