Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2011: Quyền lực và sự thịnh vượng đang chuyển về phía Đông

Một cuộc thăm dò toàn cầu cho thấy quyền lực và sự thịnh vượng đang chuyển hướng về phía Đông, hướng đến các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển.

Cuộc khảo sát được Tổ chức thăm dò khảo sát hàng đầu Gallup International thực hiện cho thấy, số lượng lớn nhất những người lạc quan hiện đang sống ở các nước như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ. Lượng người bi quan nhiều nhất thuộc về Vương quốc Anh.

Cuộc khảo sát được tiến hành với 64.000 người ở 53 quốc gia nhằm đo mức độ lạc quan đối với tình hình của mỗi cá nhân và tình hình của nền kinh tế trong 12 tháng tới. Số người cho rằng năm 2011 là năm của sự thịnh vượng có sự tương đồng ở mọi khu vực trên thế giới với 30% nói Có và 28% nói Không, trong khi 42% tin rằng tình hình sẽ không thay đổi.

Nước Anh ảm đạm
 
Phóng viên chuyên các sự kiện quốc tế của BBC Adam Mynott nói rằng: đang có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia khối BRIC - Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc - và những nước giàu trong nhóm G7 gồm Hoa Kỳ, Canada, Đức, Pháp, Anh, Italy và Nhật Bản.

Nhóm khảo sát đã đưa ra một Áp kế toàn cầu về hy vọng và thất vọng. Người dân ở 19 quốc gia nhìn chung khá lạc quan về năm tiếp theo, trong khi người dân ở 34 quốc gia khác đang khá bi quan. Các thành viên nhóm khảo sát cho rằng điểm nổi bật dễ thấy nhất là người dân ở các nước giàu có nhất cũng chính là những người bi quan nhất.

Người Anh đặc biệt thất vọng trước bốn câu hỏi chính, là:

    - Năm 2011 sẽ là một năm của sự thịnh vượng? Người Anh - 8% nói Có; trung bình của thế giới- 30% nói có.
    - Tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng? Người Anh-  37% nói có; trung bình của thế giới- 17% nói Có.
    - Bạn sẽ lại tìm được việc một cách nhanh chóng nếu bạn bị thất nghiệp? Người Anh- 17% nói Có; trung bình của thế giới- 31% nói Có.
    - 2011 sẽ tốt hơn so với năm 2010? Người Anh- 23% nói Có; trung bình của thế giới- 42% nói Có.

Gallup cho biết kết quả điều tra cho thấy:"Trong khi sự giàu có vẫn còn tập trung ở châu Âu và Bắc Mỹ, vẫn có sự chuyển dịch sức mạnh và sự thịnh vượng từ phương Tây của thế kỷ 20 về phương Đông".

Các nền kinh tế của các nước khối BRIC - với Nga là ngoại lệ - thường được hưởng mức tăng trưởng cao, tiêu biểu là Trung Quốc, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 10%.

Ngược lại, các nền kinh tế phát triển phần lớn đang phải “chiến đấu” để đạt được các số liệu tích cực khi các cuộc khủng hoảng tín dụng của năm 2008 đã qua đi. 

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'