Giá cả nông sản sẽ tiếp tục biến động trong những năm tiếp theo do thị trường mất cân đối cung cầu, tổ chức Lương thực thế giới - FAO nhận định.
Kể từ hôm 13/5, chỉ số Standard & Poor's GSCI về các hàng hoá nông nghiệp Index tăng 6,4% do thời tiết khắc nghiệt diễn ra ở nhiều nơi, làm ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng. So với cùng kì năm ngoái, chỉ số về 8 loại hàng hoá đã tăng 73%.
Hôm 5/5, Liên hợp quốc cảnh báo giá lương thực toàn cầu đã lên mức kỉ lục trong tháng 4, thúc đẩy lạm phát tại nhiều nước và gây sức ép cho Ngân hàng trung ương châu Âu và ít nhất 20 ngân hàng trung ương các nước sẽ phải tăng lãi suất cơ bản trong năm nay. Chi phí lương thực tăng cao cũng góp phần vào các cuộc bạo động diễn ra tại khắp miền bắc châu Phi và Trung Đông.
FAO nhận định sản lượng lương thực thế giới sẽ phải tăng 70% vào năm 2050 mới có thể đáp ứng nhu cầu của lượng dân số dự báo lên đến 9 tỷ dân.
Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ tăng trưởng sản lượng ngũ cốc đang chậm lại, chỉ còn 1%/năm so với 3%/năm trong những năm 1960. Trong khi đó, tốc độ tăng hàng năm của nhu cầu là 2%, theo số liệu của FAO.
Giá cả lương thực càng ngày càng gắn bó mật thiết với giá dầu. Tương quan giữa giá dầu và giá lương thực hiện lên 80% so với 50% từ 5 năm trước. Mà hiện nay, giá dầu liên tiếp có những biến động lớn.
Các nhà phân tích cho rằng cần phải nhìn nhận lại các chính sách về nhiên liệu sinh học. Hiện nay, giá ngô đã tăng 70% so với cùng kì năm ngoái, nhưng đến 40% sản lượng ngô tại Mỹ - quốc gia trồng ngô lớn nhất thế giới, lại được dùng trong ngành công nghiệp sản xuất ethanol thay vì thực phẩm.
Ngoài ra, một vấn đề ảnh hưởng đến giá nữa đó là do việc thiếu thông tin chính xác về mức độ sản xuất, việc tính toán lượng hàng tồn kho cần thiết gây ra sự sụt giảm trong các kho dự trữ lương thực các quốc gia. Thông tin không đáng tin cậy khiến các nhà hoạch định chính sách không thể đưa ra những dự báo và hành động phù hợp.
Pháp - nước chủ trì của nhóm G20 năm nay, đề xuất xây dựng một hệ thống chia sẻ thông tin về nông nghiệp toàn cầu. Hệ thống này sẽ bao gồm các dữ liệu về tình hình nông nghiệp trên thế giới nhằm dự báo tình hình cung ứng.
Ngoài ra, nước này đề xuất Chương trình lương thực thế giới của Liên hiệp quốc cho xây dựng các kho dự trữ lương thực trong khu vực để có thể sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp, cứu trợ nhân đạo.
(Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com