Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá dầu quay đầu đi xuống trên thị trường châu Á

Không tiếp nối được đà tăng của đêm trước trên thị trường New York, giá dầu trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 8/7 trên thị trường châu Á sau khi tăng vào đầu phiên đã quay đầu đi xuống trong phiên buổi chiều, do các nhà đầu tư tranh thủ bán ra chốt lời sau vài phiên tăng giá gần đây.

Trên sàn giao dịch điện tử Singapore chiều 8/7, giá dầu thô ngọt nhẹ New York giao tháng 8/2011 giảm nhẹ 3 xu xuống 98,64 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ giảm 67 xu xuống 117,29 USD/thùng.

Trước đó, trong phiên ngày 7/7 trên thị trường New York, giá dầu đã tăng khá mạnh nhờ những số liệu tích cực của kinh tế Mỹ cùng những dấu hiệu về nhu cầu dầu đang được cải thiện tại quốc gia tiêu thụ dầu mỏ nhiều nhất thế giới này.

Tại New York, chốt phiên ngày 7/7, giá dầu thô ngọt nhẹ New York giao tháng 8/2011 tăng 2,02 USD lên 98,67 USD/thùng sau khi đã có lúc tăng mạnh lên ngưỡng 100 USD/thùng. Còn tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng vọt 4,97 USD lên 118,59 USD/thùng.

Hỗ trợ cho giá dầu trong phiên 7/7 là một loạt thông tin tốt từ nền kinh tế Mỹ: Lĩnh vực tư nhân trong tháng 6 đã tiếp nhận thêm 157.000 việc làm - một số liệu rất tích cực nếu so với 36.000 việc làm bị mất tại khu vực này trong tháng 5, đồng thời mở ra dự đoán khả quan về bảng lương của khu vực phi nông nghiệp (NFP) tháng 6 của Mỹ, dự kiến được công bố vào cuối ngày 8/7.

Bộ Năng lượng Mỹ cũng công bố thông tin cho biết lượng xăng dự trữ tại nước này đã giảm 600.000 thùng trong tuần trước (kết thúc ngày 1/7), trái ngược với dự đoán của giới chuyên gia là tăng thêm 200.000 thùng. Điều này cho thấy nhu cầu dầu đã tăng lên tại thị trường tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu thế giới này.

Tuy nhiên, đà tăng của dầu mỏ có phần bị hạn chế do tâm lý lo ngại về nhu cầu dầu của Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh bất ngờ nâng lãi suất lần thứ ba trong năm nay nhằm đối phó với lạm phát.

Trong phiên giao dịch cuối tuần 8/7, các nhà đầu tư trên các thị trường New York và London sẽ đón nhận báo cáo về tình hình việc làm của Mỹ trong tháng 6/2011, một chỉ báo rất quan trọng cho nền kinh tế, dự kiến được công bố vào cuối ngày 8/7./.

(TTXVN)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo