Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đan Mạch đón lao động Việt Nam

Ngày 2/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng LĐ-TB&XH - Nguyễn Thị Kim Ngân và Bộ trưởng Việc làm Đan Mạch - Claus Hjort Frederiksen ký kết bản ghi nhớ hợp tác về lao động và việc làm, khai mở thị trường mới cho người lao động (NLĐ) Việt Nam.

Bản ghi nhớ nêu lên những lĩnh vực có tiềm năng mà hai bên có thể hợp tác. Trong số đó, có việc cải thiện pháp chế về quản lý lao động, an sinh xã hội và quan hệ lao động, các chính sách tăng cường hợp tác ba bên, tạo công ăn việc làm cho lao động và làm tăng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Các chính sách về cải thiện an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, sức khỏe và an toàn lao động cũng được hai bên quan tâm.
 

Theo Bộ trưởng LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân, Đan Mạch đang đối mặt với việc thiếu nguồn lao động có trình độ cao. Người Việt Nam muốn sang làm việc tại Đan Mạch phải được cơ quan có thẩm quyền của Đan Mạch cấp giấy phép cư trú và giấy phép làm việc.


Theo chính sách của Đan Mạch, nước này đang có các chương trình tiếp nhận lao động nước ngoài như người nước ngoài có trình độ tay nghề phù hợp với yêu cầu của ngành nghề mà Đan Mạch đang thiếu với điều kiện các ngành nghề đó nằm trong danh mục “Các ngành nghề được nhận lao động nước ngoài”.


Những người nước ngoài làm việc tại Đan Mạch được trả mức lương cao. Theo quy định, mức lương hiện nay đang áp dụng với người lao động nước ngoài là 375.000 DKK/năm (tương đương 65.000 USD/năm).


Chương trình hợp tác trong doanh nghiệp nước này cho phép doanh nghiệp nhận lao động từ các chi nhánh, văn phòng của họ ở nước ngoài vào làm việc.


Trao đổi với PV Tiền Phong, một chuyên gia XKLĐ có kinh nghiệm về thị trường châu Âu cho biết, để tiếp nhận lao động đến từ Việt Nam, các doanh nghiệp Đan Mạch sẽ phải mở chi nhánh tại Việt Nam.

Thông qua các chi nhánh, văn phòng Cty đó, họ sẽ trực tiếp tuyển dụng lao động có nghề phù hợp với nhu cầu. Việc làm này phù hợp với luật pháp Đan Mạch và quy định chung về tiếp nhận lao động nước ngoài của Liên minh Châu Âu (EU).
 

Đào tạo y tế tại trường Cao đẳng nghề Nguyễn Tất Thành - TP Hồ Chí Minh

Để doanh nghiệp tuyển được lao động có tay nghề phù hợp, Đan Mạch cho phép doanh nghiệp nhận lao động từ các nước cũng như Việt Nam sang Đan Mạch tu nghiệp để nâng cao tay nghề.

Ông Claus Hjort Frederiksen cho biết sẽ hỗ trợ Việt Nam đào tạo những lao động mà Đan Mạch đang cần, đặc biệt là y tá và hộ lý.

Mặc dù hiện nay, vẫn chưa có lao động nào của Việt Nam sang làm việc tại Đan Mạch, nhưng với việc ký kết bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm thu nhập cao cho NLĐ Việt Nam.

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Tiếp loạt bài: “Năm triệu lao động làng nghề mất việc?”: Đuối sức các làng nghề Đông Nam Bộ
  • Hà Nội: 15% lao động thuộc DN vừa và nhỏ mất việc
  • Việt Nam, Đan Mạch ký kết hợp tác về lao động
  • 90% lao động khu công nghiệp phải thuê nhà trọ
  • Lao động nhập cư thời khủng hoảng
  • Cơ hội cho lao động Việt Nam làm việc tại New Zealand
  • Sẽ có Đề án dạy nghề cho 1 triệu nông dân mỗi năm
  • TP.HCM dạy nghề cho khoảng 10.000 lao động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu