Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải quyết tranh chấp lao động: Kinh nghiệm từ quận Hà Đông

Làm thế nào để giải quyết tranh chấp lao động, xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định, tiến bộ trong DN là câu hỏi thường trực đặt ra cho tổ chức công đoàn (CĐ). Song bằng sự nỗ lực, năng động, LĐLĐ quận Hà Đông đã đạt nhiều kết quả trong quá trình thực thi nhiệm vụ này...

 Trực tiếp quản lý 143 CĐ cơ sở, với 9.799 đoàn viên CĐ trong tổng số 10.360 CNVCLĐ, những năm gần đây, LĐLĐ quận Hà Đông thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn khách quan. Đó là sự tăng nhanh của các dự án, chỉ tính riêng từ năm 2008 đến nay, quận đã có 90 dự án của các đơn vị, DN thuộc mọi thành phần kinh tế được triển khai, theo đó dẫn đến sự tăng nhanh lực lượng CNLĐ. Với trên 1 nghìn CNLĐ chủ yếu là từ các vùng nông thôn "đổ" về, chưa qua đào tạo về nghiệp vụ, nhận thức về mọi mặt, hiểu biết chính sách pháp luật còn hạn chế, tác phong, kỷ luật công nghiệp còn bỡ ngỡ. Bên cạnh đó, số DN tăng nhanh về số lượng nhưng thiếu tính ổn định, việc thực hiện chế độ, chính sách cho NLĐ chưa nghiêm, quan hệ lao động diễn biến phức tạp, dẫn đến tình trạng tranh chấp lao động trong nội bộ DN, đình công tự phát "bùng phát".

 Những vụ đình công tai tiếng trên địa bàn quận khiến LĐLĐ quận phải vào cuộc với tinh thần nỗ lực, chủ động là vụ đình công tự phát của 500 công nhân Nhà máy Nhựa Vinh Hạnh và vụ đình công của 350 công nhân Công ty May mặc Việt - Pacific. Nguyên nhân cả hai vụ việc đều do người sử dụng lao động xây dựng đơn giá tiền lương thấp, định mức lao động cao, thanh toán không đầy đủ chế độ làm thêm giờ cho NLĐ và do NLĐ phải chịu áp lực về cường độ công việc quá cao. Trong bối cảnh đó, cán bộ CĐ cơ sở chỉ là kiêm nhiệm, lại ăn lương của chủ DN, nên không dám đứng ra bảo vệ quyền lợi NLĐ, không mạnh dạn đề xuất giải pháp kiến nghị để giải quyết vướng mắc trong quan hệ lao động.

 Với vai trò là người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho NLĐ, LĐLĐ quận đã nhanh chóng vào cuộc, hướng dẫn CĐ cơ sở tập hợp ý kiến của NLĐ, tổ chức cho đại diện công nhân thương lượng với người sử dụng lao động và từng bước giải quyết vấn đề trên cơ sở vận dụng các quy định của pháp luật về Luật Lao động. Nhờ cách làm khẩn trương, kịp thời, bài bản của LĐLĐ quận, chủ sử dụng lao động và CNLĐ đã nhận thức rõ quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên và đi đến thống nhất, từ đó ổn định sản xuất. Với chủ trương nâng cao nghiệp vụ hoạt động thông qua kinh nghiệm thực tiễn, LĐLĐ quận tổ chức hội nghị giao ban với Chủ tịch CĐ cơ sở khối DN. Từ đó tác động đến các DN, tạo sự phối hợp giữa Ban Chấp hành CĐ cơ sở với chủ DN ngày một tốt hơn, vì mục tiêu hướng tới sự hài hòa, ổn định, tiến bộ trong DN.

 Hiện nay, tình trạng đình công trên địa bàn quận đã giảm hẳn. Năm 2007 và 2008 tuy có phát sinh mới về tranh chấp lao động, nhưng không xảy ra đình công, ngừng việc tập thể. "Có được kết quả đó là do sự phối hợp, triển khai hiệu quả các hoạt động của Ban chấp hành CĐ cơ sở với ban lãnh đạo DN " - ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch LĐLĐ quận khẳng định.

 Tuy nhiên, để ban lãnh đạo DN "ngồi" cùng với CĐ cơ sở là một việc khó, nên LĐLĐ quận đã phải rất cố gắng, tuyên truyền, phân tích cho NLĐ và người sử dụng lao động hiểu rõ 3 lợi ích của việc ổn định sản xuất, đó là DN sản xuất kinh doanh có lợi nhuận - bảo đảm nghĩa vụ thuế với Nhà nước - người lao động có thu nhập hợp lý. Đồng thời, chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ CĐ cơ sở trong các DN, giúp họ có đủ trình độ, bản lĩnh để bảo vệ quyền lợi của NLĐ. LĐLĐ quận phối hợp với ngành chức năng vừa triển khai thực hiện Chỉ thị 22 của Ban Bí thư về "Xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định, tiến bộ trong DN", đi đôi với tập huấn kỹ năng thương lượng, hòa giải cho cán bộ chủ chốt của 43 đơn vị CĐ trong khối DN, hướng dẫn đơn vị thành lập, củng cố hội đồng hòa giải cơ sở và tổ chức tọa đàm chuyên đề trao đổi kinh nghiệm thực tế về xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong DN.

 Từ những cách làm đó, LĐLĐ quận Hà Đông đã giúp cho hoạt động của DN ổn định. Hiện nay, nhiều DN đã tăng chế độ ăn ca cho công nhân; tăng thu nhập cho NLĐ bình quân từ 10 đến 20% so với năm trước; tổ chức phong trào thi đua hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Một số DN đã hỗ trợ công nhân 50 nghìn đồng/người/tháng tiền thuê nhà ở...

 LĐLĐ quận đang tiếp tục nỗ lực để đưa các hoạt động CĐ đi vào chiều sâu theo hướng về cơ sở, thiết thực, hiệu quả, vì quyền lợi của NLĐ.

(Theo Linh Nhi // Hanoimoi Online)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Thị trường lao động Hà Nội: Cung - cầu vẫn chưa gặp nhau
  • Lao động ngành công nghiệp tháng 9 dự kiến tăng 1,3%
  • "Chợ" lao động tại làng hoa Tây Tựu
  • Sốt thợ hồ
  • Kết quả điều tra dân số chưa cho biết tỷ lệ thất nghiệp
  • Giá nhân công xây dựng ở Hà Nội tăng mạnh
  • Năm 2009: Khoảng 70.000 người đi xuất khẩu lao động
  • Bức tranh việc làm, thêm nhiều gam màu sáng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu