Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội “khát” lao động phổ thông

 
Các bàn tuyển dụng lao động phổ thông tại phiên giao dịch việc làm Hà Nội vắng bóng ứng viên tìm việc.

Mức thu nhập hiện tại ngày càng thấp so với giá cả đang được coi là nguyên nhân mấu chốt dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng lao động phổ thông tại Hà Nội hiện nay.

Theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và xã hội Hà Nội,  hết quý 1/2009 có khoảng 15.000 lao động làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố bị mất việc, ngoài ra còn một tỷ lệ khá cao người lao động thất nghiệp trước đó.

Tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao là vậy nhưng “cơn khát” lao động phổ thông vẫn ngày càng tăng.

Trong năm nay, Hà Nội đã trải qua gần mười phiên giao dịch giới thiệu việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu lao động, việc làm cho doanh nghiệp và người lao động, Nhưng trong khi một số doanh nghiệp  “bội thu” số đơn xin việc của những ứng cử viên có trình độ đại học, cao đẳng, thì nhiều đơn vị vẫn tiếp tục chạy đua tìm lao động có trình độ phổ thông.

Bài toán khó

Từ đầu năm 2009 đến nay, Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội nhận được yêu cầu tuyển dụng 70.000 lao động trong đó có 35.400 lao động phổ thông nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 1.700 lao động. Trong phiên giao dịch việc làm kỳ 2 tháng 9 vừa qua, nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông là 1.648 lao động nhưng kết thúc phiên chỉ tuyển dụng được 202 lao động. Tại phiên giao dịch việc làm, các bàn tuyển dụng lao động phổ thông vắng hơn cả.

Đại diện của Công ty phụ tùng xe máy ôtô Goshi - Thăng Long cho biết, các phiên giao dịch việc làm gần đây, công ty có nhu cầu tuyển dụng 500 công nhân. Yêu cầu đối với ứng viên chỉ là tốt nghiệp THPT, từ 18–25 tuổi, mức lương khởi điểm 1,3 triệu đồng/tháng. Cùng với các chế độ đãi ngộ như: trợ cấp ăn trưa 10.000 đồng/bữa, trợ cấp chuyên cần 200.000 đồng/tháng, nâng lương một lần/năm, thưởng ba lần/năm. Nhưng kết quả phiên giao dịch kỳ 1 tháng 9 tuyển được 8 công nhân, phiên giao dịch kỳ 2 ngày 20/9 tuyển được 3 công nhân.

 Công ty liên doanh TNHH KFC Việt Nam cần tuyển 60 lao động phổ thông. Đến 11 giờ trưa, sau ba tiếng diễn ra phiên giao dịch việc làm mới đây, công ty chỉ nhận được 10 bộ hồ sơ đăng ký. Công ty Cổ phần dịch vụ Sudico cần tuyển 50 nhân viên bảo vệ với tiêu chuẩn rất đơn giản, chỉ cần có sức khỏe tốt, tốt nghiệp PTTH trở lên, mức lương khởi điểm 1.700.000 đồng/tháng nhưng cũng không đủ.

Công ty cổ phần ôtô - xe máy Hà Nội cũng tham gia phiên giao dịch nhưng cả buổi chỉ có 2 hồ sơ đăng ký tuyển dụng. Một cán bộ phòng nhân sự - hành chính của công ty than phiền, cho dù không yêu cầu cao, chỉ cần tốt nghiệp THPT là đủ tiêu chuẩn, thế nhưng việc tuyển lao động phổ thông đang là bài toán khó giải của doanh nghiệp từ nhiều tháng nay.

Theo khảo sát của Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội, mỗi phiên giao dịch việc làm có khoảng 3.000 người tham gia, trong đó có tỷ lệ khá cao là lao động phổ thông. Tuy nhiên, từ đầu năm 2009 đến nay, trung tâm chỉ tuyển được 4% lao động phổ thông so với nhu cầu của các doanh nghiệp.

Cần có chính sách ưu đãi

Mặc dù sức ép về việc làm khá lớn, số lượng người trong độ tuổi lao động thất nghiệp tại Hà Nội đang chiếm tỷ lệ cao, nhưng số lao động phổ thông không thích làm những công việc ổn định tại các doanh nghiệp, công ty, khu công nghiệp cũng đang có xu hướng gia tăng.

Theo Phó giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội Vũ Thị Thanh, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thiếu lao động phổ thông tại Hà Nội trong giai đoạn này. Trong đó, nguyên nhân mấu chốt là mức thu nhập hiện tại ngày càng thấp so với giá cả.

Những doanh nghiệp được coi là có mức lương cao, thì nay, với đà tăng giá thu nhập của người lao động cũng chỉ còn ở mức trung bình. Trong khi đó, người lao động phổ thông luôn làm việc trong tình trạng “đứng núi này, trông núi nọ”. Chỉ cần các doanh nghiệp khác thêm quyền lợi mới, tăng mức thu nhập và điều kiện đi lại, họ sẵn sàng chuyển đổi chỗ làm việc.

Bên cạnh đó, nhiều người Hà Nội không muốn con em mình làm những công việc phổ thông với cường độ lao động căng thẳng, vất vả. Đó là chưa kể đến việc thu hút đầu tư ở các tỉnh đang tăng lên, các khu công nghiệp ở địa phương đã trở thành nơi thu hút lao động tại chỗ, nên việc tìm nhân lực phổ thông cho doanh nghiệp ở Hà Nội lại càng khó.

Trước tình hình hiện nay, theo bà Thanh, các doanh nghiệp cần tính toán để có chế độ tiền lương thỏa đáng cho người lao động, và những ưu đãi phù hợp mức sống. Phải coi đây là sự đầu tư nhằm gắn kết lâu dài người lao động với doanh nghiệp, khi đó mới giải quyết được việc thiếu lao động phổ thông.

(Theo Dũng Hiếu // VnEconomy)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Lương tăng, phúc lợi giảm
  • Miền Trung thiếu trầm trọng nhân lực dự án
  • Chưa đến 1% lao động khai thác thủy sản có bằng nghề
  • Thị trường lao động có dấu hiệu phục hồi
  • Làm việc trong khu kinh tế được giảm 50% thuế thu nhập cá nhân
  • Công đoàn cần mô hình mới?
  • Lương ở hầu hết các ngành nghề đều tăng
  • Điều chỉnh lương tối thiểu: “Nhà nước lo cho doanh nghiệp quá nhiều”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu