Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

57% lao động trong các doanh nghiệp nước ngoài ở VN theo hợp đồng dài hạn

Hiện tại, toàn quốc có 7 tổ chức cung ứng với 26.360 người lao động Việt Nam (trong đó có 53,3% là lao động nữ) làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn chiếm gần 57%; ký hợp đồng lao động 1-3 năm chiếm 43,03%; lao động hợp đồng theo mùa vụ là dưới 0,3%.

Đó là những thông tin được đưa ra tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện việc tuyển dụng và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo Nghị định số 85/1998/NĐ-CP của Chính phủ do Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) tổ chức ngày 9/1 tại Hà Nội.

Theo đánh giá của Cục Việc làm, qua 10 năm triển khai thực hiện, Nghị định 85/1998/NĐ-CP đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng lao động. Việc sử dụng lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật lao động trong nước; sử dụng đúng vị trí công việc, phát huy được năng lực của mỗi cá nhân. Người lao động có ý thức tuân thủ pháp luật và ý thức cao trong công việc; chưa xảy ra những tranh chấp lao động, chưa có đơn thư khiếu kiện ở khu vực này.

Công tác quản lý lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện ngay từ khâu tuyển chọn. Trong quá trình sử dụng lao động, các tổ chức cung ứng lao động đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để thường xuyên nắm bắt và cập nhật thông tin, quản lý người lao động. Nhiều tổ chức cung ứng lao động đã xây dựng tổ chức Công đoàn, tổ chức Đảng để người lao động có điều kiện tham gia.

Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn hoạt động tại các địa phương, các tổ chức cung ứng lao động cũng đã đóng góp nhiều ý kiến xác đáng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng lao động như thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách mới cho người lao động; tăng cường thông tin, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị; khắc phục sự thiếu đồng bộ trong các văn bản pháp quy để tránh chồng chéo...

Năm 2009, Cục Việc làm cùng với các đơn vị liên quan sẽ tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tuyển chọn và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam gồm: tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này; quan tâm tuyên truyền, tập huấn các quy định của pháp luật cho người lao động, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; đẩy mạnh công tác kiểm tra thực hiện pháp luật lao động; tăng cường trao đổi kinh nghiệm trong việc tuyển chọn và quản lý lao động Việt Nam; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc tuyển chọn và quản lý lao động./.

(Theo Vietnamplus)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Nissan sẽ cắt giảm 1.200 việc làm ở Anh
  • Long An: Vì sao số vụ đình công gia tăng?
  • Giải quyết việc làm và độ tin cậy của những con số
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cơn khủng hoảng kinh tế: Hàng ngàn lao động mất việc
  • Những nghề được đánh giá cao
  • Giáo dục ở Trung Quốc trong cải cách mở cửa
  • Đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
  • Ba kịch bản cho lao động thất nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu