Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhu cầu tuyển lao động phổ thông vẫn tăng mạnh

Nhu cầu lao động tại các doanh nghiệp của Hà Nội và Tp.HCM  trong tháng 6 vẫn ở mức cao, phản ánh thực trạng thiếu lao động vẫn diễn ra tại hai thành phố lớn này.

Theo Sở lao động - Thương binh và xã hội Hà Nội, phiên giao dịch việc làm tại sàn giao dịch việc làm ngày 10/6 vừa qua có 78 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng với nhu cầu khoảng 1.265 lao động trong rất nhiều lĩnh vực như thương mại dịch vụ, sản xuất, công nghệ thông tin, viễn thông, tài chính ngân hàng, xây dựng, bất động sản, nội thất, giáo dục, y tế, vận tải…

Tại Tp.HCM,  mặc dù được dự báo là giảm 10% nhu cầu lao động tháng 6 so với tháng 5,  nhưng  theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Tp.HCM thì nhu cầu nguồn nhân lực của thành phố này vẫn lên tới 23.000 người.

Một thực trạng chung dễ nhận thấy tại thị trường lao động hiện nay,  nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông và công nhân kỹ thuật.

Cụ thể, trong số nhu cầu 1.265 việc làm tại 78 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội thì số lao động phổ thông là 392 lao động, chiếm tỷ lệ 30,99%;  lao động có trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật là 469 lao động, chiếm tỷ lệ: 37,08% . Còn tại Tp.HCM, nhu cầu về lao động phổ thông chiếm khoảng 25%, và công nhân kỹ thuật chiếm khoảng 45%.

Ông Trần Anh Tuấn,  Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Tp.HCM  cho biết, sở dĩ thị trường cần nhiều lao động phổ thông do ngành công nghiệp thâm dụng lao động vẫn chiếm ưu thế. Thiếu lao động thường nằm ở các doanh nghiệp thâm dụng lao động như dệt may, da giầy, điện tử và chế biến thực phầm…

Ngoài ra, lao động phổ thông, những người có thu nhập thấp  là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của lạm phát. Vì thế, nhu cầu thay đổi công việc, dịch chuyển lao động sẽ là một thực tế.

Ông Tuấn cũng đưa ra dự báo  trong những tháng tới, thị trường lao động còn diễn ra nhiều biến động phức tạp, nhu cầu về lao động phổ thông vẫn tăng mạnh.

(Theo Vneconomy)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Đời sống khó khăn, công nhân thi nhau nghỉ việc
  • Giải bài toán lao động cho các KCX-KCN
  • Lỡ cơ hội xuất khẩu lao động vì... ngân hàng
  • 5 tháng, 620 nghìn người được tạo việc làm
  • Lao động chê thị trường Malaysia
  • Người Việt tại xưởng may “đen” ở Nga: Giải mã hành trình
  • Hơn 2.000 vị trí tuyển dụng cho sinh viên tại “Siêu thị việc làm 2011”
  • Thảm cảnh làm thuê xứ người
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu