Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sẽ điều chỉnh giảm chỉ tiêu xuất khẩu lao động

Tính đến hết tháng 5, đã có 28.033 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 31,15% chỉ tiêu kế hoạch cả năm 2009 (90.000 người), giảm 21,42% so với cùng kỳ năm 2008.


Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Lao động nước ngoài, Bộ Lao động Thương binh xã hội trao đổi về vấn đề vấn đề xuất khẩu lao động trong bối cảnh khủng khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Tính đến hết tháng 5, đã có 28.033 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 31,15% chỉ tiêu kế hoạch cả năm 2009 (90.000 người), giảm 21,42% so với cùng kỳ năm 2008.

Trong đó tập trung ở một số thị trường: Đài Loan 6.893 người, Hàn Quốc 3.497 người, Nhật Bản 2.287 người, Các tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất 2.641 người, Ảrập Xêút 1.951 người và Libya 964 người. Hiện nay, Cục Quản lý lao động nước ngoài đang nghiên cứu tình hình cụ thể để điều chỉnh kế hoạch trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn còn tiếp diễn.

Từ tháng 10-2008 đến nay, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, đã có khoảng 8.000 lao động Việt Nam phải về nước trước thời hạn, tập trung trong khoảng từ tháng 10-2008 đến tháng 2-2009. Từ tháng 3 đến nay, số lao động về nước trước hạn đã giảm mạnh và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới nhờ kinh tế của các nước nhận lao động Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi.

Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thị trường lao động của hầu hết các nước bị ảnh hưởng xấu, nên nhiều nước đã có chính sách hạn chế nhận lao động nước ngoài, ưu tiên việc làm cho lao động trong nước, như Cộng hòa Séc, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc.

Tuy nhiên, hầu hết các thị trường vẫn nhận lao động Việt Nam, tuy nhu cầu không cao như trước. Lybia năm nay nhận số lượng lao động Việt Nam rất lớn so với các năm trước. Đài Loan vẫn nhận nhiều lao động Việt Nam làm việc trong các nhà máy, trại điều dưỡng và thuyền viên đánh cá. Hàn Quốc cũng thông báo nhận 7.000 lao động Việt Nam vào làm việc trong năm 2009 theo chương trình EPS.

Tỷ lệ người nghèo trong số lao động được xuất khẩu sang thị trường:

Thời gian qua, trung bình hàng năm ta đưa được khoảng 75.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhưng số người thuộc các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài không nhiều. Trong hai năm 2006 và 2007, số người thuộc 61 huyện nghèo đi xuất khẩu lao động là 5.030 người, chỉ chiếm gần 3% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài của cả nước. Năm 2008 có khoảng trên 3.000 người ở các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài, trong đó 50% là người lao động thuộc hộ nghèo.

Lý do khiến nhiều người nghèo vẫn không thể đi lao động tại nước ngoài để thoát nghèo là:

Phần lớn người lao động ở các huyện nghèo gặp nhiều khó khăn và hạn chế đi làm việc ở nước ngoài vì một số nguyên nhân sau:

- Dân số các huyện nghèo đa phần là người dân tộc thiểu số. Trình độ văn hóa thấp, chỉ có khoảng 9% tổng dân số trong độ tuổi lao động có trình độ phổ thông trung học; gần 60% dân số trong độ tuổi lao động có trình độ văn hóa từ bậc tiểu học trở xuống. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng rất thấp, chỉ có gần 10% lao động qua đào tạo, còn lại là lao động phổ thông. Với đặc thù đó, người lao động bị hạn chế rất nhiều về tay nghề, ngoại ngữ để tham gia xuất khẩu lao động .

- Điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân của các hộ nghèo chỉ khoảng 140 nghìn đồng/người/tháng vào năm 2006. Với điều kiện kinh tế như vậy, người lao động không có đủ tiền để tự trang trải chi phí đi làm việc ở nước ngoài.

- Nhận thức của người dân địa phương về xuất khẩu lao động còn rất hạn chế. Năng lực và trình độ của cán bộ địa phương về xuất khẩu lao động cũng còn nhiều hạn chế; công tác vận động, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa được quan tâm, chưa làm người dân thay đổi nhận thức để tham gia xuất khẩu lao động .

- Do đặc điểm địa lý, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sống phân tán nên các doanh nghiệp xuất khẩu lao động khó tiếp cận tuyển người lao động ở các huyện nghèo.

Vì vậy, Bộ LĐ-TB&XH đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg tạo điều kiện để hỗ trợ người lao động ở các huyện nghèo từ việc đào tạo văn hoá, nghề, ngoại ngữ đến việc tuyển chọn và làm thủ tục cho người lao động được đi làm việc ở nước ngoài. Quyết định mới được ban hành ngày 29-4-2009 và đang được triển khai thực hiện. Với các chính sách hỗ trợ theo Quyết định nói trên, sẽ có nhiều lao động nghèo có điều kiện đi làm việc ở nước ngoài.

Chỉ tiêu trong hai năm 2009-2010 sẽ đưa được 10.000 người nghèo đi lao động nước ngoài:

Cục Quản lý lao động ngoài nước hiện đang phối hợp với các cơ quan chức năng, các địa phương có huyện nghèo cùng các doanh nghiệp tổ chức triển khai tuyển chọn, đào tạo người lao động nghèo đưa đi làm việc ở nước ngoài. Trước mắt sẽ triển khai thực hiện thí điểm tại Thanh Hóa, Yên Bái và Quảng Ngãi.

Quyết định số 71 của Thủ tướng Chính phủ đặt trọng tâm vào việc hỗ trợ người lao động học văn hóa, học nghề, ngoại ngữ và các điều kiện cần thiết khác để có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài. Với sự hỗ trợ theo quyết định nói trên và qua triển khai bước đầu, có thể thấy chúng ta sẽ đạt được mục tiêu nói trên.


(Vinanet)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Nhu cầu nhân sự ngành tài chính “ấm” trở lại
  • May mà gặp được… Thống đốc!
  • Nhân lực ngành hàng hải: Khi "cái khó bó cái khôn"
  • ĐBSCL trong thời kỳ hội nhập: Xây dựng chiến lược sử dụng nguồn nhân lực
  • Tp.HCM: Khó tuyển lao động, tại sao?
  • Hơn triệu người nghèo sẽ xuất ngoại
  • Doanh nghiệp chú trọng ổn định lao động để đẩy mạnh sản xuất
  • Việt kiều, du học sinh đổ về Việt Nam tìm việc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu