Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường lao động có dấu hiệu hồi phục

VietnamWorks.com vừa công bố bản Báo cáo thông số nhân lực trực tuyến quý II/2009. Bản báo cáo các xu hướng lao động trực tuyến do VietnamWorks.com ghi nhận này cho thấy nhu cầu nhân lực trực tuyến có xu hướng tăng, đồng nghĩa rằng thị trường lao động có dấu hiệu hồi phục.

Dấu hiệu hồi phục

Ông Chris Harvey - Giám đốc Điều hành VietnamWorks.com cho biết: “Chỉ số cung-cầu nhân lực trực tuyến trong quý II/2009 phản ánh cán cân quyết định trên thị trường lao động vẫn nghiêng về phía nhà tuyển dụng vì họ đang có nguồn cung nhân lực rất lớn. Tuy nhiên, chỉ số cầu nhân lực tăng nhanh hơn so với chỉ số cung, cho thấy thị trường lao động có dấu hiệu hồi phục”.

Thực vậy, chỉ số cầu nhân lực trực tuyến trong quý II/2009 tăng 36.8% so với quý I/2009. Cụ thể, chỉ số cầu của 34 ngành nghề trong tổng số 50 ngành nghề trên www.vietnamworks.com tăng so với quý I/2009. Nhu cầu lao động trong 16 ngành nghề còn lại không thay đổi trong quý II/2009. Trong khi đó, chỉ số cung nhân lực trực tuyến trong quý II/2009 tiếp tục xu hướng đi lên và tăng 9.2% so với quý I/2009. So với quý trước, chỉ số cung nhân lực của 26 ngành nghề tăng, 12 ngành nghề không thay đổi và chỉ số cung nhân lực trực tuyến của 12 ngành nghề còn lại có chiều hướng giảm.

Dù cầu nhân lực trực tuyến có dấu hiệu tăng, các nhà tuyển dụng không vì vậy mà không thận trọng hơn trong việc tuyển chọn đúng người cho đúng việc và áp dụng tiêu chuẩn tuyển chọn khắt khe hơn bao giờ hết. Theo ông Chris Harvey: “Trong một chừng mực nào đó, đây có thể xem như một xu hướng tích cực của thị trường lao động bởi nó giúp tăng cường tính chuyên nghiệp trong các hoạt động tuyển dụng, bao gồm hai phía nhà tuyển dụng và ứng viên. Mặt khác, ứng viên vẫn không dễ dàng tìm được một công việc phù hợp bởi tính cạnh tranh trên thị trường lao động tăng liên tục trong thời gian vừa qua”. Ông cho biết thêm xu hướng này hứa hẹn sẽ còn tiếp tục trong thời gian sắp tới.

Giảm khoảng cách cung-cầu nhân lực trong đa số ngành nghề

Trong quý II/2009, các dấu hiệu tích cực cũng được ghi nhận trong đa số ngành nghề. Cụ thể, khoảng cách cung-cầu nhân lực trong 34/50 ngành nghề đã được rút ngắn trong quý vừa qua. Ông Chris Harvey cho biết thêm:“Dù khoảng cách cung-cầu nhân lực trên thực tế vẫn còn xa và cần có thêm thời gian để giảm bớt, sự rút ngắn khoảng cách này phần nào giúp giảm bớt áp lực cạnh tranh đối với người tìm việc”. 

Trong số những ngành nghề có chỉ số cầu cao nhất trong quý II/2009, bán hàng, sản xuất và tiếp thị có khoảng cách cung-cầu ngắn nhất. Cụ thể, chỉ số cầu nhân lực trực tuyến của nghề bán hàng tăng 52,4% so với quý I/2009 trong khi chỉ số cung nhân lực trực tuyến chỉ tăng 10,4%. Chỉ số cầu nhân lực trực tuyến của ngành sản xuất tăng 36,4% so với quý I/2009 nhưng chỉ số cung lại giảm 5,9% so với quý trước. Đặc biệt, chỉ số cầu nhân lực trực tuyến ngành tiếp thị trong quý II/2009 tăng 54,5%, cao hơn nhiều so với chỉ số cung chỉ tăng 7.1%. Điều này cho thấy nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong ngành tiếp thị lớn hơn so với nguồn cung trong quý vừa qua.

5 ngành nghề có chỉ số cầu nhân lực cao nhất

Trong quý II/2009, kế toán/tài chính, hành chính/thư ký, kỹ thuật ứng dụng, bán hàng và CNTT-phần mềm dẫn đầu danh sách năm ngành nghề có chỉ số cầu nhân lực trực tuyến cao nhất. Trong đó, bán hàng có chỉ số cầu nhân lực trực tuyến cao nhất và tăng 52.4% so với quý đầu năm 2009. Sự gia tăng nhu cầu nhân lực trong các ngành nghề chủ chốt phần nào nói lên nhu cầu của nhà tuyển dụng trong việc tìm kiếm nhân tài giúp họ vượt qua giai đoạn kinh tế khó khăn hoặc nhằm chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo khi kinh tế hồi phục.

Trong khi đó, ngành kế toán/tài chính dẫn đầu danh sách năm ngành nghề có chỉ số cung nhân lực trực tuyến cao nhất trong quý II/2009, tăng 25.3% so với quý I/2009. Các ngành khác trong danh sách này bao gồm ngân hàng/đầu tư, hành chính/thư ký, kỹ thuật ứng dụng và nhân sự.
 
Theo dữ liệu của VietnamWorks.com, nhóm năm ngành nghề có mức cạnh tranh nhân lực cao nhất trong quý II/2009 bao gồm hành chính/thư ký, dịch vụ khách hàng, mới tốt nghiệp/thực tập, xuất nhập khẩu và nhân sự. Trong số đó, hành chính/thư ký có chỉ số cạnh tranh nhân lực cao nhất, đạt 11,4 điểm. Ngược lại, thời vụ/hợp đồng, dịch vụ an ninh, nông nghiệp/lâm nghiệp, pháp ký và chăm sóc sức khỏe/y tế là những ngành ít cạnh tranh nhất trong quý II/2009.

 

(Theo Song Nhi // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu