Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường lao động: Nam thiếu, Bắc thừa

picture
Ngành chế biến đã tăng thu nhập tới 163% để thu hút lao động. Ảnh: AM

Thị trường lao động 2011 tiếp tục tồn tại nghịch lý là tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao trong khi nhiều địa phương và doanh nghiệp lại gặp khó khăn trong tuyển dụng.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa đưa ra con số cả nước hiện có khoảng 49,2 triệu người có việc làm, tăng 171 ngàn người so với bình quân năm 2010.

Tuy nhiên, thị trường lao động vẫn chưa thoát khỏi sự mất cân đối về cung cầu, vẫn mang đậm tính chất cục bộ, khiến nhiều địa phương và doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động, kể cả lao động phổ thông. Trong khi đó, không ít tỉnh lại có tình trạng dư cung, đang đối mặt với tỉ lệ thất nghiệp cao.

Kết quả khảo sát nhanh của Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, ở một số tỉnh có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như: Long An, Tp. HCM, Bình Dương, Đồng Nai cung lao động không đáp ứng được nhu cầu lao động (kể cả lao động không có kỹ năng) tạo nguy cơ thiếu nguồn lao động lâu dài.

Bên cạnh đó thì nhiều tỉnh lại có tình trạng dư cung, đang đối mặt với tỉ lệ thất nghiệp cao như Bạc Liêu, Ninh Thuận, An Giang, Thanh Hoá, Nghệ An, Nam Định…

Xét theo lĩnh vực ngành nghề, thiếu hụt lao động trầm trọng trong ngành công nghiệp chế biến, khoa học và công nghệ, những ngành yêu cầu cần có kỹ thuật tương đối cao.

26% doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến cho biết gặp khó khăn khi tuyển dụng và rất khó khăn trong tìm kiếm lao động có kỹ năng nghề nghiệp. Áp lực thiếu hụt lao động có kỹ năng dẫn đến các ngành này phải tăng lương để giữ và thu hút lao động.Ví dụ ngành chế biến đã tăng thu nhập tới 163% nhưng vẫn chưa cải thiện được là bao tình trạng thiếu hụt lao động.

Kết quả khảo sát của Cục Việc làm cũng cho thấy, tình hình tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong cả nước đang rất khó khăn, khả năng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các địa phương rất khác nhau và có sự chênh lệch khá lớn.

Cụ thể, trong khi nhu cầu tuyển dụng ở Thanh Hoá đáp ứng khoảng 90%, Hà Nội  khoảng 78,8%, Bắc Ninh 50%…thì cũng có nhiều địa phương còn gặp khó khăn như Hà Nam chỉ đáp ứng được 11% nhu cầu tuyển dụng, Vĩnh Phúc là 12%, Kiên Giang 14%, Bình Dương 20% và Đà Nẵng là 30%.

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • TPHCM: lao động biến động mạnh
  • Nhu cầu nhân lực trực tuyến: Ngân hàng, chứng khoán đều tăng
  • Thay đổi tư duy kinh doanh lao động nông thôn
  • Thêm đối tượng được hỗ trợ xuất khẩu lao động
  • Đề nghị các địa phương tăng ngăn ngừa đình công
  • Báo động thất nghiệp
  • Lao động về từ Libya: Doanh nghiệp cũng được hỗ trợ
  • Giữ thị trường Hàn quốc: Không thể chậm trễ!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu